Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Vui tết 2015: Hãy nói không với các hoạt động giải trí bạo hành động vật
(10:16:50 AM 11/02/2015)>>Kêu gọi chấm dứt Lễ hội Chém lợn tại làng Ném Thượng, Bắc Ninh
Vui tết 2015: Hãy nói không với các hoạt động giải trí bạo hành động vật (Ảnh Lể hội chém lợn ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh)
1. Lễ hội chém lợn đẫm máu
Đến hẹn lại lên, mọi người nô nức kéo về làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh cùng nhau đón xem cảnh một con lợn sống bị chém làm đôi bằng một thanh đao sắc lẻm rợn người. Sau đó người dân tranh nhau nhúng tiền vào máu lợn cầu một năm mới may mắn, thịnh vượng. Tục truyền, vào thế kỷ 13, một vị tướng đời Lý khi đánh trận chạy đến vùng này, đồn trú đã chém heo rừng nuôi quân. Từ đó, người dân mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.
Thiết nghĩ một lễ hội truyền thống đầy hủ tục và man rợ như vậy nên được lên án và loại bỏ ngay trong xã hội văn minh.
2. Đua chó ở Vũng Tàu
Đua chó tại sân vận động Lam Sơn, thành phố Vũng Tàu là một trong những hoạt động ngược đãi con vật tàn bạo. Chó đua phải dành hầu hết phần đời của mình sống trong chuồng chật chội và dơ bẩn cho đến khi chúng được phép mang ra trường đua. Những con chó này hiếm khi nhận được sự yêu thương, cưng nựng. Chó con bị tách ngay ra khỏi mẹ sau khi sinh chỉ được vài tuần và phải dành toàn bộ phần đời còn lại trong các trại huấn luyện chó đua. Chúng phải chịu đựng sự đau đớn và thương tích do bị gãy chân, đột quỵ và đau tim. Những con chó thua cuộc bị đối xử tệ bạc như thể rác.
3. Đua ngựa Gò Thì Thùng
Tháng Giêng hằng năm, hội đua ngựa Gò Thì Thùng, tỉnh Phú Yên được tổ chức với sự tham gia của các kỵ sĩ là nông dân chân đất cưỡi kỵ mã là các con ngựa thồ hàng thường ngày. Do đó, khó tránh khỏi các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi những chú ngựa hoang mang và sợ hãi khi bị buộc phải ra đường đua hỗn loạn. Năm ngoái, một chú ngựa hoảng sợ chạy về phía khán giả và đã có bốn người bị thương do ngựa dẫm.
4.Chọi gà
Để đảm bảo có nhiều pha đổ máu ra trò, gà chọi được trang bị thêm cựa sắt tra vào chân gà, cựa gà được chuốt cho thật bén rồi móc vào phần thịt và xương gây đau đớn và tổn thương khôn tả. Gà chọi phải chịu đựng bị gãy cánh, gãy chân, thủng phổi, đâm vào tủy sống và bị móc mắt. Chúng phải chiến đấu đến cùng cho dù có bị thương hay đau đớn như thế nào đi nữa. Khi được phép dừng cuộc chiến, gà chọi phải sống cuộc đời bị trói buộc một chân và có thế bị cho ăn thêm thuốc kích thích đều đặn để sẵn sàng cho cuộc chiến tiếp theo.
Cá cược và ma túy bất hợp pháp thường là một phần gắn liền với thú vui chọi gà. Vấn nạn này thực sự đe dọa đến cộng đồng.
5. Cưỡi ngựa, cưỡi voi, cưỡi đà điểu
Phố núi Dak Lak và Đà Lạt là hai địa điểm của danh lam thắng cảnh với các thác nước,bờ hồ vô cùng xinh đẹp. Hãy tận hưởng các khung cảnh này một cách trọn vẹn nhất trên chính đôi chân của bạn thay vì thuê voi thồ, xe ngựa. Voi buộc phải chở khách thường bị đánh bằng dùi cui với móc sắt nhọn. Khi không phải làm việc, chúng bị xích lại và không thể di chuyển được. Ngựa phải làm việc cật lực mà không được cho ăn no, uống đủ nước hay nhận được bất kỳ sự chăm sóc thú y nào. Nhiều con còn mắc phải chứng viêm nhức chân và đau đớn do chịu đựng sức nặng.
Cưỡi đà điểu rất phổ biến tại các khu giải trí ở Phan Thiết, dù kích thước, cổ và chân của chúng dường như rất mong manh, dễ gãy. Chở người trên lưng hoàn toàn không tự nhiên với bản năng của chúng. Khi không bị buộc phải chở du khách kiếm tiền, những chú đà điểu thường bị nhốt trong lồng chật hẹp, bãi rào cằn cỗi.
6.Sở thú, xiếc thú và thủy cung
Nếu bạn đến thăm công viên giải trí Đầm Sen và Suối Tiên vào dịp Tết này, hãy nói không với việc mua vé tham quan vườn thú, xiếc thú và thủy cung nhé. Những nơi này tước đoạt những gì tự nhiên và quan trọng nhất đối với các con thú. Mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng đều bị thao túng và kiểm soát. Chúng không được quyền chọn lựa bữa ăn, bạn bè hay bạn đời.
Động vật hoang dã sẽ không bao giờ biểu diễn và làm trò nếu không bị đe dọa liên tục và trừng phạt. Người huấn luyện sử dụng dùi cui có móc sắt nhọn, roi da, roi điện để buộc chúng biểu diễn các chiêu trò. Chúng phải tuân thủ mệnh lệnh và biểu diễn như một con robot, nếu không sẽ phải lãnh hậu quả là những đòn roi đau đớn..
Hãy nói không với các hoạt động giải trí bạo hành động vật nêu trên, không chỉ riêng dịp Tết 2015 mà suốt cả trong năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.