»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:19:41 PM (GMT+7)

Vụ “Lò bánh mì gây ô nhiễm ở quận 8” được Tòa xét xử ngày 3/1/2013

(22:15:17 PM 11/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Thẩm phán Bùi Đức Nam-Tòa án nhân dân quận 8 vừa ký quyết định số 180/2012- QĐXX-ST về việc đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự: “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, buộc chấm dứt hành vị gây ô nhiễm môi trường” giữa các đơn sự: Nguyên đơn bà Hứa Tài và bà Trần Anh (địa chỉ 28 Phong Phú, quận 8, TPHCM), bị đơn: Bà Khưu Thị Minh Tâm- Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Tiến Phát địa chỉ số 26 Phong Phú, quận 8, TPHCM.


Quyết định số 180/2012- QĐXX-ST về việc đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án

 

Thời gian mở phiên tòa lúc 8 giờ ngày 3 tháng 1 năm 2013 . Địa điểm Trụ sở Tòa án nhân dân quận 8, TPHCM. Vụ án được xét xử công khai

 

Đây là vụ kiện liên quan đến sự việc “Lò bánh mì gây ô nhiễm” mà nhiều cơ quan báo chí đã phản ảnh hơn 3 năm qua.

 

Theo đó, hơn 3 năm qua, bà Trần Anh (địa chỉ 28 Phong Phú, quận 8, TPHCM) cũng có nhiều đơn khiếu nại về việc cơ sở sản xuất của Cơ sở bánh mì Tiến Phát do bà Khưu Thị Minh Tâm làm chủ đã gây ô nhiễm đối với nhà số 28 Phong Phú, quận 8, TPHCM;  Và việc phòng kinh tế  quận 8 tham mưu cấp phép cho Cở sở sản xuất bánh mì Tiến Phát hoạt động là trái với quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y Tế đã qui định cơ sở sản xuất bánh mì phải cách Khu dân cư 100m.

 

Sự việc này cũng được nhiều lãnh đạo cấp cao của thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của quận 8 vẫn cho rằng việc cấp phép là hợp lý nên chưa giải quyết dứt điểm.

 

Từ tháng 11 năm 2011, bà Trần Anh nộp đơn khởi kiện tại tòa án quận 8, yêu cầu “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, buộc chấm dứt hành vị gây ô nhiễm môi trường” và cũng đề nghị di dời Cơ sở sản xuất bánh mì Tiến Phát ra khỏi khu dân cư theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y Tế, qui định cơ sở sản xuất bánh mì phải cách Khu dân cư 100m.

 

Ngày 9/7/2012, Cục quản lý môi trường – Bộ Y tế  đã có Công có văn số 507/MT-LĐ “Về việc viện dẫn Tiêu chuẩn tại quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y Tế” gửi cho Công ty luật Hợp danh Ecolaww- Đoàn luật sư TPHCM – Là đại diện pháp lý cho bà Trần Anh đã giải thích rõ: “Cơ sở sản xuất bánh mì (như trường hợp Cơ sở sản xuất bánh mì Tiến Phát) chính là “đối tượng phải áp dụng” các qui định trong Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y Tế”. Và ngày 2/8/2012, bà Trần Anh đã nộp cho tòa án quận 8 công văn này.

 

Như vậy hơn 1 năm kể từ ngày bà Trần Anh  nộp đơn thì vụ việc “Lò bánh mì gây ô nhiễm ở quận 8” mới được Tòa án nhân dân quận 8 đưa ra xét xử.

 

Dư luận đang mong chờ một kết quả "công minh"  từ  phiên tòa mang tới.

Trần Phong (TMT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ “Lò bánh mì gây ô nhiễm ở quận 8” được Tòa xét xử ngày 3/1/2013

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI