Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
VTV3 nhận sơ sót vụ thí sinh Vua đầu bếp chặt đầu ba ba
(19:07:15 PM 23/09/2014)>>VTV "dạy" dìm mèo, chặt đầu ba ba?
>>VTV "dạy" chặt đầu baba: Giáo dục thế thì thật đáng sợ!
Thí sinh Khánh Phương - Ảnh chụp màn hình
Ông Lại Văn Sâm - Trưởng ban Thể thao – Giải trí và Thông tin kinh tế VTV3 nói"đây là một sơ sót trong kiểm duyệt hình ảnh", khi đề cập những ý kiến tranh luận sau chuyện thí sinh chặt đầu con ba ba trên VTV3.
Hình ảnh này có trong tập phát sóng ngày 20-9, chương trình Vua đầu bếp: Masterchef Vietnam, phát trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhìn rõ động tác
"Lần đầu tiên tưởng như có thể xử lý được rồi thì tôi lại sợ, chần chừ không dám giết nên đầu của nó lại chui vào. Đến những lần sau cố “dụ” để nó thò đầu ra hoài nhưng không được khiến tôi cảm thấy nản và có phần ức chế. Thấy con baba đau lắm rồi, mà tôi thì cũng sắp đến mức không chịu được nữa. Lúc đó, tôi thấy mình vô dụng quá, vừa thấy bực bản thân vừa muốn khóc" - thí sinh Khánh Phương nói trong chương trình.
Trong phần thử thách kỹ năng, Khánh Phương đã tỏ ra vô cùng bối rối khi đối diện với nguyên liệu bắt buộc là một con ba ba còn sống.
Cô khá chật vật khi không biết xử lý con ba ba này như thế nào. Sau một lúc loay hoay, trước áp lực thời gian và nguy cơ bị loại, Khánh Phương đã dùng dao chặt phăng đầu con ba ba với ánh mắt khá tức giận.
Một thí sinh khác khi nhìn thấy cảnh này đã lắc đầu: “Hơ, sao mà ghê vậy…”
Không chỉ Khánh Phương, hình ảnh chặt đầu con baba của một thí sinh khác cũng được phát sóng trong chương trình này. Tuy góc máy xa hơn nhưng khán giả vẫn có thể nhìn rõ động tác chặt của cô.
Khán giả Thanh Lâm (Quận Gò Vấp – TP.HCM) cho biết “thật khó chấp nhận những hình ảnh như thế này xuất hiện trên truyền hình”.
Khán giả Nguyên Thảo (Q.Bình Thạnh – TP.HCM) cho biết sau khi xem đoạn dùng dao chặt đầu ba ba này của chương trình, cô đã quyết định không xem Masterchef Vietnam nữa. “Dù rằng hằng ngày mình cũng nấu ăn và phải giết cá, gà, tôm... nhưng đó là chuyện ở nhà. Còn đây là truyền hình thì sao lại để xuất hiện những hình ảnh phản cảm như vậy”.
Một khán giả tên Gia Phở thì cho rằng độc ác thì không nhưng khâu biên tập và đạo diễn hình ảnh có vấn đề vì “đối tượng khán giả không giới hạn độ tuổi và chẳng ai muốn thằng bé con xem cảnh chặt đầu cả”. Ý kiến này đã nhận được khá nhiều lượt like.
Khán giả Krad Snape nêu quan điểm: “Lỗi thuộc về nhà sản xuất nhiều hơn. Những cảnh mang tính bạo lực và phản cảm, dù lên báo hay truyền hình đều phải kiểm duyệt”.
Có những khán giả cũng đề xuất rằng nên có hiệu ứng hợp lý hơn để chiếu trên sóng truyền hình quốc gia. So sánh với phiên bản Masterchef của Mỹ, các thí sinh cũng phải làm thịt cá, gà, tôm hùm… nhưng đều được quay tránh đi, làm mờ hoặc cắt cảnh.
"Chỉ cần lơ đễnh một chút..."
Ông Tuấn Hải – giám khảo chương trình này - cho biết Masterchef Vietnam là chương trình truyền hình thực tế về nấu ăn và luôn tôn trọng tình tiết thực diễn ra trong suốt quá trình dự thi của mỗi thí sinh.
“Ngoài yếu tố thực tế bắt buộc đã được chọn lọc từ 20 phút ghi hình, hình ảnh này còn liên quan và là một phần câu chuyện của thí sinh”- ông Hải nói.
Nói về tình huống cụ thể, ông Hải cho rằng qua đó, khán giả sẽ hiểu rõ hơn cá tính, cũng như cách xử lý tình huống của Khánh Phương khi đối diện với yêu cầu thực tế để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
Theo ông Hải, việc xử lý những nguyên liệu gia cầm hay động vật còn sống được phép sử dụng là tình huống đầu bếp thực thụ nào cũng phải trải qua.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lại Văn Sâm - Trưởng ban Thể thao – Giải trí và Thông tin kinh tế của VTV3 cho biết: “Trách nhiệm thuộc chúng tôi, đây là một sơ sót trong kiểm duyệt hình ảnh. Đôi khi, một ngày phải xem quá nhiều chương trình và chỉ cần lơ đễnh một chút là có thể bỏ qua những hình ảnh đó, đến khi phát sóng mới ngớ người ra... Những hình ảnh ấy không nên xuất hiện trên truyền hình vì có thể tạo cho khán giả những cảm nhận và sự suy diễn không hay.Tôi nghĩ là một tai nạn nghề nghiệp vì nếu nhìn thấy cảnh như vậy thì không ai để nó lên sóng cả”.
Về hướng xử lý sau khi phát sóng, ông Sâm nói: “Ngay sau khi phát sóng và thấy có những phản ứng, tôi đã yêu cầu trong lần phát lại, phải cắt bỏ những hình ảnh đó đi. Tôi cũng đã làm việc lại với đơn vị thực hiện chương trình (Công ty BHD) và yêu cầu họ thận trọng hơn trong việc ghi hình. Ngay cả khi ghi hình rồi mà thấy hình ảnh không hay thì cũng có thể xử lý được bằng hiệu ứng, biên tập…”.
Bài học xấu cho trẻ em
Hình ảnh giết chóc động vật một cách tàn nhẫn như vậy không nên xuất hiện trên truyền hình. Đó sẽ là bài học rất xấu nếu trẻ em xem phải.
Chúng ta luôn giáo dục các em phải yêu thương động vật, vậy các em sẽ nghĩ gì khi xem cảnh người lớn dùng dao chặt đầu con ba ba như vậy?
Những hình ảnh như vậy rất dễ làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực trong lòng người xem và chương trình sẽ mất điểm vì điều đó.
Ở nước ngoài, nếu những hình ảnh này xuất hiện thì không ít Hiệp hội bảo vệ động vật sẽ lên tiếng. Đành rằng đây là chương trình đặc thù về ẩm thực và quá trình sơ chế nguyên liệu sống là bắt buộc nhưng cách xử lý hình ảnh như vậy là phản cảm.
Th.S Xã hội học PHẠM THỊ THÚY
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh