Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
VRN phản đối việc xây dựng đập Don Sahong trên sông Mê Công
(19:16:19 PM 22/11/2013)Sông Mê Kông gần khu vực xây đập Don Sahong
Theo thông cáo báo chí của Ủy hội sông Mê công (MRC) ngày 3 tháng 10 năm 2013, ngày 30 tháng 9 năm 2013 Chính phủ Lào đã thông báo cho MRC về quyết định tiến hành xây dựng dự án thủy điện Don Sahong với công suất 260 MW trên sông Mê Công ở khu vực Siphandone, tỉnh Champasak, Nam Lào.. Theo giải thích của Chính phủ Lào, dự án thủy điện Don Sahong nằm trên dòng nhánh sông Mê Công nên chỉ áp dụng thủ tục thông báo với các nước thành viên trong Ủy hội và thông báo dự án sẽ được khởi công vào tháng 11 năm 2013 và sẽ hoàn thành năm 2018.
Tuy nhiên, theo tất cả các tài liệu công bố từ trước tới nay và khi có kế hoạch về các dự án thủy điện dòng chính sông Mê Công, dự án đập thủy điện Don Sahong, nằm trên phân lưu có tên Hou Sahong thuộc dòng chính sông Mê Công, như vây thủy điện Don Sahong là 1 trong 12 công trình thủy điện nằm trong hệ thống bậc thang thủy điện dòng chính sông Mê Công. Theo Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) do Ủy Hội Mê Công phê chuẩn ngày 22 tháng 6 năm 2006, thì Chính phủ Lào cần tuân thủ thủ tục PNPCA đối với dự án Don Sahong.
Vì phân lưu Hou Sahong là dòng duy nhất mà cá có thể di chuyển trong mùa khô nên nếu đập Don Sahong được xây dựng chắn ngang phân lưu Hou Sahong, nó sẽ chăn đứng việc di cư của cá sông Mê Công để kiếm mồi và sinh sản trong mùa kiệt từ thượng lưu xuống hạ lưu và ngược lại. Việc chăn đường di cư của cá trong mùa kiệt sẽ làm giảm sản lượng cá của Biển Hồ- Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long- Việt Nam. Ngoài ra con đập cũng chặn một phần bùn cát, gây xói lở và gây nên một số tác động xuyên biên giới chưa lường trước khác đến dòng chính hạ lưu đập nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Theo Điều 5, Hiệp định Mê công 1995, tất cả các dự án sử dụng nước trên dòng chính Mê Công vào mùa khô cần phải tham vấn trước để đi đến thỏa thuận trong Ủy ban Liên hợp Việc giải thích công trình Don Sahong nằm trên dòng nhánh để né tránh thực hiện PNPCA của Chính phủ Lào đi ngược lại với những quy định trong hiệp định Mê Công 1995 mà chính phủ Lào đã ký kết đồng thời thể hiện việc không tôn trọng tinh thần hợp tác giữa các nước trong Ủy hội sông Mê Công. Điều này gây quan ngại và bất bình trong các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động môi trường , các nhà khoa học, cộng đồng dân cư và các chính phủ liên quan. Trong tháng 11 năm 2013, Ủy ban sông Mê Công Campuchia và Ủy ban sông Mê Công Thái Lan đã gửi thư bày tỏ mối quan ngại và sự không tán đồng về vấn đề này cho MRC và chính phủ Lào.
Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và các thành viên VRN không đồng tình việc làm trên của chính phủ Lào và đề nghị Chính phủ Lào cần nghiêm túc tuân thủ Hiệp định Mê Công 1995 và Thủ tục PNPCA mà các quốc gia thành viên MRC đã phê chuẩn. VRN kêu gọi chính phủ các nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lanvà cộng đồng các nhà tài trợ, các đối tác phát triển của Ủy hội lên tiếng và cần có hành động yêu cầu chính phủ Lào tuân thủ cam kết với các quốc gia Ủy hội sông Mê Công để đảm bảo phát triển bền vững sông Mê Công vì lợi ích của tất cả quốc gia và nhân dân trong lưu vực sông Mê Công theo tinh thần Hiệp định Mê Công 1995 và các cam kết cấp cao khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh