Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Tuyên chiến với các vi phạm về tê tê
(18:31:53 PM 12/01/2016)Nguồn ảnh: ENV
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tê tê là loài động vật có vú bị săn bắt, buôn lậu nhiều nhất trên thế giới. Trong 10 năm qua, đã có khoảng 1 triệu cá thể tê tê bị săn bắt, buôn bán trái phép. Việt Nam và Trung Quốc bị coi là hai mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán tê tê xuyên quốc gia.
Tháng 10/2015, lực lượng Hải quan tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã bắt giữ 11,5 tấn tê tê đông lạnh. Đây là vụ bắt giữ tê tê lớn nhất trên thế giới trong vòng 5 năm qua. Chỉ tính riêng trong 5 tháng vừa qua, tại một số cảng biển ở Việt Nam, lực lượng chức năng cũng đã bắt giữ hơn 7 tấn vảy tê tê. Theo ghi nhận của ENV, gần 1 tấn tê tê sống cũng đã bị tịch thu từ 16 vụ buôn lậu khác.
Những vụ bắt giữ gần đây đã cho thấy sự gia tăng tình trạng buôn lậu tê tê xuyên quốc gia, đặc biệt là tê tê Châu Phi, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường châu Á.
Bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc ENV cho biết: “Đã đến lúc hành động! Thông qua việc tuyên chiến với các vi phạm về tê tê, chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực cùng các cơ quan chức năng và cộng đồng bảo vệ loài tê tê. Chúng ta sẽ sớm xóa bỏ định kiến rằng Việt Nam là một trong những thị trường buôn bán, trung chuyển và tiêu thụ tê tê lớn trên thế giới.”
Nguồn ảnh: ENV
Bà Quyên cũng đưa ra 4 nội dung chính trong chiến dịch “Tuyên chiến với các vi phạm về tê tê” của ENV, cụ thể như sau:
ENV kêu gọi cơ quan chức năng có những động thái cứng rắn nhằm ngăn chặn các vi phạm về tê tê. Theo đó, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc các trường hợp quảng cáo, buôn bán tê tê và các sản phẩm từ tê tê tại các nhà hàng, quán rượu hay hiệu thuốc Đông y. Đồng thời, ENV sẽ triển khai chính sách “không khoan nhượng” đối với tất cả các vi phạm về tê tê được ghi nhận tại các cơ sở kinh doanh.
ENV tiến hành một chiến dịch truyền thông sâu rộng nhằm tăng cường sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ tê tê. Chiến dịch được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội và mạng lưới tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) của ENV trong đó khuyến khích người dân thông báo các vi phạm về tê tê tới cơ quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc không tiêu thụ tê tê.
ENV kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ Kiểm sát và Tòa án quyết liệt theo đuổi và xử lý dứt điểm các vi phạm liên quan đến tê tê cũng như triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức thực hiện hoạt động buôn lậu, vận chuyển tê tê trong và ngoài nước.
Nguồn ảnh: ENV
ENV kêu gọi các cơ quan chức năng ngăn chặn và nghiêm cấm việc bán đấu giá tê tê dưới mọi hình thức. Việc bán đấu giá tê tê là hành vi vi phạm pháp luật và trực tiếp làm gia tăng hoạt động buôn bán, vận chuyển tê tê trái phép.
Những nỗ lực bảo vệ tê tê của ENV bắt đầu được triển khai từ năm 2005 cùng với sự ra đời của Phòng Bảo vệ ĐVHD. Trong năm 2016 này, ENV mong nhận được sự tham gia tích cực hơn nữa của Nhà nước và cộng đồng trong việc giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ tê tê để tiến tới xóa bỏ cái nhìn không thiện cảm về Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Bà Quyên chia sẻ: “Việc bắt giữ các vụ buôn lậu tê tê trên đường vận chuyển, bắt giữ tài xế hay các đối tượng buôn bán nhỏ lẻ không phải là điểm mấu chốt để xử lý vấn đề này. Để có thể xử lý dứt điểm các vi phạm về tê tê, chúng ta cần chấm dứt hoàn toàn mọi hành động tiêu thụ tê tê và cam kết xóa sổ những kẻ cầm đầu cũng như mạng lưới buôn bán của chúng.”
Bảy cá thể tê tê tịch thu từ một vụ buôn lậu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tháng 11/2015- Nguồn: ENV
Bà Quyên cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không thể tiếp tục khoan nhượng nữa. Cần tập trung tiêu diệt các đường dây buôn bán lớn và đưa những kẻ cầm đầu ra trước pháp luật để xử lý thích đáng hành vi tàn sát thiên nhiên và làm xấu đi hình ảnh của đất nước Việt Nam.”
ENV cũng cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong chiến dịch này sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc xóa sổ các vi phạm về tê tê. Bà Quyên bày tỏ: “Với sự chung sức của cộng đồng, chúng ta sẽ có thêm nhiều sức mạnh. Chúng tôi kêu gọi mỗi người trong chúng ta chung tay cùng ENV trong cuộc chiến sẽ quyết định tương lai của loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm này. Chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi nếu chúng ta thực sự quyết tâm. Tôi sẽ không ngồi yên và chứng kiến các loài ĐVHD Việt Nam dần biến mất khi ngay bây giờ và ngay lúc này đây, chúng ta vẫn có cơ hội để chấm dứt tình trạng này. Tôi kêu gọi cộng đồng hãy hành động và trở thành những chiến binh bảo vệ tê tê.”
Nguồn ảnh: ENV
Hãy hành động! 4 việc BẠN có thể làm để ngăn chặn nạn các vi phạm về tê tê
1.Thông báo các vi phạm về tê tê ngay khi phát hiện đến cơ quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng miễn phí bảo vệ ĐVHD 1800 1522. ENV sẽ tiếp nhận và xử lý từng thông tin cho đến khi xóa xổ hoàn toàn các vi phạm.
Đón xem phim ngắn truyền thông mới nhất của ENV kêu gọi cộng đồng bảo vệ tê tê tại https://youtu.be/vEUtb2aQ0Qs. Phim ngắn này đã được phát sóng trên khắp cả nước thông qua hàng chục kênh truyền hình trung ương và địa phương.
2.Hành động ngay trong cộng đồng của mình bằng cách đảm bảo các cơ sở kinh doanh nơi bạn sinh sống, làm việc và học tập không vi phạm pháp luật. Khảo sát các nhà hàng nhằm đảm bảo các cơ sở này không phục vụ tê tê hoặc rượu tê tê. Khảo sát các hiệu thuốc Đông y để đảm bảo không sử dụng vảy tê tê trong các đơn thuốc. Thông báo cho ENV khi phát hiện bất cứ vi phạm nào về tê tê.
3. Kêu gọi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp cùng tham gia. Phổ biến rộng rãi thông điệp “Chấm dứt những vi phạm về tê tê bằng cách thông báo các vi phạm đến với ENV và nói KHÔNG với việc tiêu thụ tê tê” đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
4. Thông báo các vi phạm. Nếu phát hiện bất cứ thông tin nào liên quan đến các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép tê tê, hãy thông báo tới cơ quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng miễn phí 1800 1522 của ENV. ENV sẽ là cầu nối chuyển giao kịp thời các thông tin đến cơ quan chức năng địa phương, đồng thời theo sát vụ việc đến khi có kết quả và thông báo đến người báo tin.
Nguồn ảnh: ENV
Việt Nam có hai loài tê tê: tê tê vàng (Manis pentadactyla) và tê tê Java (Manis javanica). Cả hai loài tê tê đều được bảo vệ ở mức độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi hành vi săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép tê tê là vi phạm pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan chức năng không được phép đấu giá hoặc buôn bán tê tê có nguồn gốc từ tự nhiên, kể cả trong trường hợp các cá thể tê tê này đã được đưa vào những trang trại nuôi sinh trưởng hợp pháp. Với đặc tính sinh học riêng biệt, cả hai loài tê tê rất khó sinh sản và sinh trưởng trong môi trường nuôi nhốt. Hiện nay, chỉ có một số trung tâm cứu hộ có thể tiếp nhận các cá thể tê tê bị tịch thu bao gồm Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội và Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Các cá thể tê tê là tang vật của những vụ bắt giữ phải được chuyển giao cho các trung tâm cứu hộ này để cứu hộ, tái thả hoặc tiêu hủy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh