Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thông điệp Hội thảo “Thực thi Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng - PFES”
(16:43:04 PM 16/04/2014)Mục tiêu của Hội thảo ngày 11/4/2014, nhằm: (1) Chia sẻ các kinh nghiệm trong việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các tỉnh đã và đang thực hiện; (2) Tham vấn ý kiến của các bên liên quan cho lộ trình xây dựng cơ chế và hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội thảo đã quy tụ gần 60 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành và tổ chức: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam; Qũy Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum và Thừa Thiên Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND thị xã Hương Trà; UBND huyện A Lưới;Trường Đại học Nông Lâm Huế;Trung tâm quy hoạch và thiết kế Nông lâm nghiệp Thừa Thiên Huế; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế; Chi cục bảo vệ Môi trường Thừa Thiên Huế; Ban quản lý rừng phòng hộ Đak Mi, tỉnh Quảng Nam, Ban quản lý rừng phòng hộ sông Hương, sông Bồ, Hương Thủy; Nhà máy thủy điện Hương Điền, Bình Điền;Công ty xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế; Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD); Tổ chức WWF; Tổ chức Tropenbos và Đại diện các cộng đồng đang tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Thừa Thiên Huế.
Bản Tóm tắt Thông điệp Chính sách dưới đây được rút ra từ các bài học kinh nghiệm về thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà các đại biểu tham gia hội thảo đã đúc kết từ phân tích thực tế triển khai PFES ở các địa phương khác nhau. Chúng tôi – đại diện những người trong ban tổ chức mong muốn gửi Bản Tóm tắt Thông điệp Chính sách này đến Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh TT Huế, Ủy ban Nhân dân Tỉnh TT Huế và các sở ban ngành liên quan trong tỉnh nhằm cung cấp thông tin, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế sớm triển khai lộ trình chi trả dịch vụ môi trường cho các cộng đồng, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ rừng ở các lưu vực theo quy định.
Bản Tóm tắt Thông điệp Chính sách này cũng sẽ được chuyển đến các cá nhân, tổ chức quan tâm trên cả nước nhằm chia sẻ ngắn gọn kết quả hội thảo và các thông điệp chính giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các tổ chức phát triển, và các cơ quan nghiên cứu có thêm thông tin để hỗ trợ tiến trình chi trả dịch vụ môi trường rừng một cách nhanh chóng và hiệu quả ở Việt Nam.
THÔNG ĐIỆP CHÍNH SÁCH – CÁC BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM
THỰC THI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG (PFES)
1. Nguồn thu nhập mà người dân và các chủ rừng khác nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường này sẽ là nguồn thu khá khiêm tốn. Vì vậy cần tuyên truyền về bản chất của việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đến người dân và các chủ rừng để họ hiểu rằng nguồn thu từ chính sách này chỉ đóng vai trò như nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển sinh kế. Việc gắn kết việc chi trả dịch vụ môi trường rừng với các chương trình phát triển sinh kế khác là hết sức cần thiết nhằm tạo thêm thu nhập bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.
2. Mức thu phí dịch vụ môi trường rừng từ các công ty Thủy Điện và đơn vị sử dụng nước nên tăng theo tỷ lệ thuận với giá bán điện và nước nhằm cải thiện mức chi trả cho người cung cấp dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là các cộng đồng người dân tham gia bảo vệ rừng đầu nguồn.
3. Các nguồn thu cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cần được đa dạng hóa và có lộ trình thí điểm các nguồn thu này thông qua các hình thức khác nhau như chương trình REDD+ , phí dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ khác có sử dụng nước, giá trị gia tăng từ rừng trồng.
4. Quyền quản lý và sử dụng đất/rừng là điều kiện tiên quyết cho việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì vậy, Đề án Giao đất Giao rừng, đặc biệt đối với diện tích rừng thuộc các lưu vực sông cần được đẩy nhanh tiến độ nhằm tạo cơ sở cho việc thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Cần tăng cường tính minh bạch trong việc thu và chi của Qũy Bảo vệ và Phát triển Rừng. Điều này sẽ giúp tăng cường tính trách nhiệm giải trình của Quỹ đối với các bên liên quan, đặc biệt là giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
6. Chi phí và thời gian dành cho việc rà soát diện tích và ranh giới rừng có thể giảm đi bằng việc tận dụng hồ sơ giao đất giao rừng từ các chương trình trước đây như chương trình 327, chương trình 661 và các chương trình có hợp phần giao đất giao rừng khác.
7. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành để hỗ trợ nhau trong việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như có cơ chế để các bên giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
8. Cần tìm hiểu khả năng xây dựng cơ chế phối kết hợp với các cơ quan thuế để tiến hành thu phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.
9. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cần phối hợp và đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện để ban hành chế tài và cách thức xử phạt nghiêm khắc đối với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng (nhà máy thuỷ điện, nhà máy cung cấp nước) chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình.
10. Đối với việc thiếu các nguồn kinh phí cho các hoạt động thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như rà soát diện tích rừng, có thể tận dụng nguồn kinh phí trồng bù lại rừng từ các nhà máy thủy điện chưa được sử dụng do thiếu quỹ đất trồng rừng.
11. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế nên thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thị xã Hương Trà và huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với sự cam kết hỗ trợ của chính quyền địa phương và các các trung tâm phát triển.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thông điệp Hội thảo “Thực thi Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng - PFES”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.