Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Số phận dòng sông Mekong như "Chỉ mành treo chuông"
(15:29:10 PM 19/06/2014)Đó là lời cảnh báo của WWF khi không còn nhiều thời gian để dừng việc xây dựng hai con đập thủy điện đang gây tranh cãi, và nếu được xây dựng sẽ gây ra những tổn thất không thể phục hồi đối với an ninh lương thực khu vực, đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của loài cá heo quý hiếm đang sinh sống tại con sông.
Ảnh minh họa: sự ảnh hưởng của các giai đoạn xây dựng đập Xayaburi lên tới sự di trú của loài cá. © WWF-Greater Mekong.
Lào đã thông báo về quyết định tiếp tục xây dựng đập Don Sahong vào tháng 9 năm ngoái, bỏ qua quy trình tham vấn của Ủy ban sông Mekong. Dự án chịu nhiều chỉ trích này sẽ là một trong những nội dung thảo luận tại cuộc họp cấp Bộ trưởng của Ủy ban từ ngày 25 đến 27/6. Đây là một tổ chức liên chính phủ, với sự tham gia của các đại biểu đến từ bốn quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong: Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Tháng 1 vừa qua, Ban chấp hành Ủy ban sông Mekong đã không thể thống nhất việc có nên yêu cầu dự án Don Sahong trải qua quá trình xét duyệt cấp khu vực hay không, và đã phải đưa vấn đề này lên cuộc họp cấp Bộ trưởng.
“Sự bế tắc trong giải quyết vấn đề đập Don Sahong cho thấy tình trạng hợp tác thiếu chặt chẽ trong khu vực”, ông Marc Goichot, chuyên gia về Thủy điện Bền vững của WWF-Greater Mekong nhận xét. “Mekong là dòng sông chung và bốn quốc gia phải cùng tôn trọng những thoả thuận của Uỷ ban khi đưa ra những quyết định về đập làm ảnh hưởng tới các nước láng giềng. Nếu không có sự hợp tác hiệu quả trong khu vực, an ninh lương thực đối với 60 triệu người dân sẽ bị đe dọa.”
Đập Don Sahong sẽ đe dọa sự sống còn của loài cá heo cực kì nguy cấp Irrawaddy trên sông Mekong, và chặn đường di cư duy nhất của cá vào mùa khô, tăng rủi ro cho nguồn cung cấp thủy sản nội địa lớn nhất thế giới. Tính đến nay, đã có hơn 150.000 người ký tên vào đơn thỉnh nguyện của WWF yêu cầu chủ thầu của dự án, công ty Mega First, rút khỏi công trình. Việc xây dựng dự kiến sẽ được tiến hành vào cuối năm nay.
“Chúng tôi cảm ơn tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã góp thêm tiếng nói để bảo vệ loài cá heo quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng,” ông Chhith Sam Ath, Giám đốc Quốc gia của WWF-Cam-pu-chia phát biểu. “Đồng hồ đã điểm để dừng dự án Don Sahong. Lào nên ngừng dự án và chờ cho đến khi các nghiên cứu độc lập về tác động của dự án cũng như quá trình tham vấn hoàn tất.”
Nếu Don Sahong vẫn được xây dựng, thì đây sẽ là con đập thứ hai trên dòng chính của vùng hạ lưu sông Mekong, sau con đập Xayaburi mà Lào đã khởi công bất chấp sự không đồng thuận từ hai nước láng giềng Cam-pu-chia và Việt Nam. Đầu năm nay, 40 tổ chức phi chính phủ đã ra tuyên bố chung để phản đối dự án Xayaburi và kêu gọi Thái Lan hủy bỏ Hợp đồng mua điện liên quan đến con đập này.
“Quy trình ra quyết định chung của Ủy ban sông Mekong đã bị mất hiệu lực khi Lào đơn phương quyết định tiếp tục dự án Xayaburi vào năm 2012, đi ngược lại những ước muốn của Việt Nam và Cam-pu-chia.” Ông Goichot nói thêm “Các quốc gia trong khu vực sông Mekong cần gấp rút khôi phục vị thế của Ủy ban và gỡ bỏ những điều chưa rõ ràng của quá trình tham vấn.”
Khi đánh giá kế hoạch xây đập Xayaburi, các chuyên gia đã tìm ra những thiếu hụt nghiêm trọng về dữ liệu và nhiều điểm yếu trong phương án đường di cư, được thiết kế cho cá và khẳng định rằng con đập sẽ chặn một phần dòng chảy phù sa, làm suy yếu hệ sinh thái của con sông. Lào đã đồng ý chi thêm $100 triệu đô la để chỉnh sửa thiết kế con đập nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đối với con sông, nhưng cho tới nay, Lào chưa đưa ra được phương án nào như đã hứa hẹn vào năm 2012.
Cũng theo lời ông Goichot: “Quyết định tiến hành xây dựng đập, Lào hy vọng các nước láng giềng tin rằng những rủi ro của dự án này sẽ tự nhiên được hóa giải khi công trình được khởi công. Vì vậy, cuộc họp tại Bangkok sẽ là thời điểm quan trọng quyết định số phận con sông Mekong. Vẫn chưa phải là quá muộn để đình chỉ dự án Xayaburi trước khi nó gây ra những tác hại không thể cứu vãn vào đầu năm sau.”
Về chiến dịch thu thập chữ ký yêu cầu ngừng xây dựng đập Don Sahong:
Số lượng chữ ký đã lên đến 150,000, tính đến ngày 19 tháng 6, bao gồm những người tham gia trên các trang web của WWF:
https://support.worldwildlife.org/site/Advocacy?cmd=display&page=UserAction&id=789,
cùng với Causes: https://www.causes.com/campaigns/78313-save-the-mekong-rivers-irrawaddy-dolphin Change.org: https://www.change.org/petitions/suspend-any-further-development-of-the-don-sahong-dam và Care2: http://www.thepetitionsite.com/takeaction/840/442/650/
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh