»

Thứ sáu, 22/11/2024, 03:32:23 AM (GMT+7)

Phim ngắn kêu gọi cộng đồng không sử dụng mật gấu

(15:11:36 PM 04/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) mới ra mắt phim ngắn truyền thông kêu gọi cộng đồng từ bỏ quan niệm lạc hậu và thói quen sử dụng mật gấu như một phương thuốc chữa bệnh.

Phim[-]ngắn[-]kêu[-]gọi[-]cộng[-]đồng[-]không[-]sử[-]dụng[-]mật[-]gấu

Ngày nay mọi người lựa chọn các phương thuốc hiện đại chứ khong còn sử dụng mật gấu nữa -Ảnh cắt từ Video Clip
 
Trong phim, một bé gái 5 tuổi đã ngây thơ tin vào việc sử dụng mật gấu để chữa bệnh cho búp bê. Sau khi nghe bố khuyên bảo, cô bé đã hiểu ra, hành vi trích hút mật tàn nhẫn chỉ gây ra những đau đớn và tổn thương cho loài gấu và ngày nay mọi người lựa chọn các phương thuốc hiện đại chứ không còn sử dụng mật gấu nữa. 
  
Nhu cầu sử dụng mật gấu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, đe dọa đến quần thể gấu ngoài tự nhiên. Nhiều người Việt Nam vẫn tin mật gấu là thần dược và chọn sử dụng mật gấu thay vì các phương thuốc hiện đại, dễ mua với giá cả phải chăng và hiệu quả cao.
 
Trong suốt hơn 13 năm qua, nhóm các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ gấu đã hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu thông qua việc tăng cường thực thi pháp luật và giám sát các cơ sở nuôi nhốt gấu; cải thiện thể chế chính sách cũng như giảm thiểu nhu cầu sử dụng mật gấu. Tính đến tháng 10/2018, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên cả nước chỉ còn khoảng 800 cá thể, giảm đáng kể so với số lượng hơn 4,300 cá thể bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở được phát hiện năm 2005. Thói quen và nhu cầu tiêu thụ mật gấu đã giảm đáng kể. Theo một nghiên cứu của ENV công bố năm 2015, nhu cầu sử dụng mật gấu đã giảm 61% so với năm 2009. Nhiều chủ gấu cũng đã từ bỏ hoạt động nuôi nhốt gấu và tự nguyện chuyển giao các cá thể gấu nuôi của mình tới các trung tâm cứu hộ trong năm nay. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy Việt Nam sẽ sớm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật trong tương lai không xa. 
 
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV: “Mật gấu đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Dù vậy, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể xóa sổ hoàn toàn hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật đang thoái trào này.”
NGUYỄN LÊ KHOA (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phim ngắn kêu gọi cộng đồng không sử dụng mật gấu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI