Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Lúa vụ ba: Làm hay không?
(14:07:54 PM 23/07/2012)
Ảnh minh họa. |
Ông Bùi Văn Chạm, Tổ trưởng Tổ hợp tác số 5, xã Tân Phước (Tân Hồng, Đồng Tháp) làm 1,7 ha lúa, cắt vụ hè thu đã hơn nửa tháng, nhưng không được làm tiếp vụ ba nên than thở “phải ngồi không”.
Ông nói, gia đình ông không nghèo, nhưng trong tổ có 104 hộ đang canh tác 250 ha, nhiều người còn nghèo, không được sản xuất để tăng thêm thu nhập là sẽ thêm khó khăn.
Bên cạnh cánh đồng mênh mông của Tổ hợp tác số 5 là cánh đồng của HTX Tân Phước rộng hơn, đến 386 ha.
Phó chủ nhiệm HTX Phạm Hồng Thái đứng trên con đê bao cao lớn, vững chãi, chỉ cánh đồng trơ trọi nói, không được sản xuất nhưng đang phải đóng tiền gia cố đê bao rất tốn kém.
Theo ông Thái, mỗi héc-ta ruộng phải đóng 2 triệu đồng để đắp cao thêm từ 4,5 m lên 7 m, mặt đê rộng từ 4 m ra 6 m. “Mùa lụt năm 2011, hệ thống đê bao này đã đứng vững, bảo vệ được gần 650 ha lúa vụ ba. Năm nay, gia cố thêm thì càng vững chắc nhưng lại không được làm lúa vụ ba”.
Ở xã Tân Phước, khu vực ấp Tuyết Hồng, bà con đã xuống giống 38 ha. Trong đó, hộ có diện tích lớn nhất đến 6 ha là ông bà Nguyễn Văn Bay.
Vợ ông Bay kể, như mọi năm, cắt xong lúa hè thu là xuống giống ngay vụ ba để thu hoạch sớm tránh lũ, nay đã được hơn một tháng, ngờ đâu có chủ trương điều chỉnh lịch thời vụ nên lũ chưa về mà đã lo mất ăn.
Phó chủ tịch UBND xã Tân Phước Đoàn Văn Thuận giải thích, chủ trương của huyện điều chỉnh lịch thời vụ để né đỉnh lũ, đảm bảo làm lúa ba vụ ăn chắc.
Theo đó, năm nay, dù trong vùng đê bao an toàn cũng không xuống giống vụ ba để vụ đông xuân 2012-2013 xuống giống được sớm hơn thường lệ, sẽ đồng loạt xuống giống từ ngày 15-10.
Điều chỉnh dây chuyền, để đến vụ ba năm 2013 sẽ xuống giống sớm và thu hoạch dứt điểm trước tháng 9, khi đỉnh lũ đổ về.
Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng Phùng Thanh Hải nói: “Một vụ lúa mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải dốc sức mấy tháng trời để giữ nhưng giữ cũng không trọn vẹn thì đầu tư như thế tốn kém quá”. Quả là xã Tân Thành B có hệ thống đê bao an toàn nhất huyện nhưng ai dám cam kết an toàn tuyệt đối”.
Ông Hải nói, không làm lúa vụ ba là một chủ trương lấy vận động thuyết phục dân là chính, chứ không phải lệnh hay bắt buộc như nông dân tiếp nhận từ một số cuộc họp ở ấp, xã.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.