Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Làm giàu từ trồng rừng
(09:01:04 AM 03/02/2012)
Ông Lương Văn Chính bên đồi keo 6 năm tuổi của gia đình. |
Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về gương điển hình làm kinh tế giỏi, ông Hoàng Quốc Tịch - Chủ tịch UBND xã vui vẻ giới thiệu với chúng tôi hộ gia đình ông Chính là một điển hình vươn lên thoát nghèo nhờ biết phát triển kinh tế đồi rừng đúng hướng. Đến gia đình ông Chính, hình ảnh đầu tiên tôi ấn tượng là căn nhà gỗ bốn gian khang trang dựng trong khuôn viên được bố trí hợp lý với đầy đủ vườn, ao, chuồng ngăn nắp.
Trong ngôi nhà nền láng xi, vách và trần lịa gỗ được đánh bóng sạch sẽ, với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Dẫn chúng tôi đi dạo quanh một vòng trên đồi cây, ông Chính tâm sự: “Trước đây kinh tế gia đình tôi cũng rất khó khăn, chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, trong đó ruộng nước thì có một nửa chỉ cấy được một vụ vì bị nước hồ Thác Bà ngập khi mùa lũ. Bởi vậy, gia đình đã chọn mô hình kinh tế tổng hợp VACR để phát triển sản xuất”.
Với những kinh nghiệm, kỹ thuật đã học hỏi được từ nhiều người và sau những lần theo học các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học - kỹ thuật do xã, huyện tổ chức, ông đã tích cực vận dụng vào thực tế, vận động gia đình phát triển mạnh kinh tế đồi rừng.
Do neo người, thiếu nhân lực nên ông đã chọn cách phát triển gối vụ với hơn 10 ha đất đồi chia đều thành 8 lô tương ứng với một chu kỳ sinh trưởng của cây. Mỗi năm trồng một lô để đảm bảo chăm sóc diện tích cây mới trồng, bón phân được tốt và cũng là để phân phối lượng cây đủ tuổi khai thác đồng đều cho các năm để có thu nhập ổn định.
Nhờ cách làm phù hợp với điều kiện của gia đình, hiện nay gia đình ông Chính đã có trên 10 ha keo, bồ đề trong đó có 3 đến 4 ha đã đủ tuổi khai thác. Vài năm trở lại đây, năm nào bình quân gia đình cũng khai thác trên 1 ha, thu về gần 100 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn đưa giống lúa lai năng suất cao về thâm canh tăng vụ trên gần 1 mẫu ruộng thu trên 3 tấn thóc/năm. Sẵn có phụ phẩm dư thừa từ trồng trọt, ông kết hợp đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gà, vịt mỗi năm xuất bán trên chục con lợn. Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình ông Chính đạt trên 100 triệu đồng/năm. Với nguồn thu nhập này, gia đình đã có điều kiện mua sắm các trang thiết bị đắt tiền về phục vụ sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học chu đáo...
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Quốc Tịch nhận xét: “Đối với xã Tân Hương, kinh tế chủ đạo là đồi rừng nên có nhiều hộ còn có diện tích rộng hơn nhà ông Chính. Tuy nhiên, nói về kinh nghiệm và hướng phát triển cho hiệu quả kinh tế cao thì ông Chính là một trong những người có cách làm tốt nhất.
Nhờ vậy, những năm qua đồi rừng đã đem lại thu nhập ổn định, giúp gia đình ông Chính vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, ông Chính còn tích cực giúp đỡ một số hộ nghèo khác về kinh nghiệm, kỹ thuật và giống cây trồng để họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.