»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:08:40 PM (GMT+7)

Hưng Yên: Chất thải nhà máy "hạ độc" khu dân cư

(09:06:28 AM 13/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Luôn phải sống trong bầu không khí ám khói đen mù mịt, nguồn nước đen đặc bốc mùi xú uế nồng nặc... là những gì mà người dân xã Ngọc Lâm (Mỹ Hào - Hưng Yên) phải hứng chịu suốt 3 năm nay. Tình trạng ô nhiễm trầm trọng này là do nguồn nước và khí thải của các doanh nghiệp ngày ngày vẫn xả bừa bãi ra môi trường khu dân cư gây không ít bức xúc cho người dân nơi đây.

Ảnh minh họa 



* Xả thải tự do



Dù các nhà máy không nằm trên địa phận của mình, nhưng xã Ngọc Lâm vẫn phải "lĩnh đủ" những hậu họa do nằm giáp ranh với các công ty thuộc địa phận xã Bạch Sam nằm kế bên. Đó là các nhà máy trong lĩnh vực chế biến nhựa, đốt lốp lấy dầu, sản xuất bánh kẹo và giặt, nhuộm … Trong đó Công ty giặt mài Phương Đông xả thẳng khí thải ra môi trường, Công ty sản xuất bánh kẹo Thiên Hà xả thải lòng trắng trứng trực tiếp ra sông, Công ty in bao bì Toàn Phát, Công ty Thái Hà Hưng đốt lốp lấy dầu không có hệ thống xử lý nước thải. Riêng công ty TNHH chế phẩm nhựa Gia Hưng doanh nghiệp của Trung Quốc chuyên sản xuất quần, ủng nhựa ở xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào đã bị Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an và thanh tra liên ngành Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phát hiện dây chuyền tái chế phế liệu thành hạt nhựa PE không đăng ký, vậy nên không kiểm soát được nguồn nước thải và khí thải.


Theo cán bộ ngành chuyên môn, hầu hết các nhà máy trên chưa đấu nối hệ thống nước thải với nhà máy xử lý tập trung, mà tự xử lý riêng rồi trực tiếp xả ra môi trường và không có sự kiểm soát. Mặt khác, các đơn vị không thực hiện kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; đấu nối không triệt để nước thải từ các cơ sở về hệ thống xử lý nước thải tập trung, vận hành không đúng qui trình xử lý môi trường.


Do nằm ở cuối nguồn nên xã Ngọc Lâm phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ nguồn nước thải do các doanh nghiệp xả thẳng ra sông Cầu Lường không qua xử lý. Đã nhiều năm nay, toàn bộ hệ thống sông này đã trở thành dòng nước chết do bị hoá chất huỷ diệt. Chất thải từ các nhà máy đã làm cho dòng nước có màu đen đặc quện với váng dầu luyn làm cá chết nổi hàng loạt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, do nguồn nước thải của các nhà máy độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép nên sông Cầu Lường bị ô nhiễm nặng và không còn khả năng tưới tiêu cho nông nghiệp.


* Ngộp thở trong ô nhiễm


Tình trạng trên đã làm cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân Ngọc Lâm bị đảo lộn. Đã nhiều năm nay người dân luôn chịu cảnh thất bát, mất mùa. Vì nguồn nước tưới đen đặc, muỗi bám dày bốc mùi xú uế nồng nặc chảy ra cánh đồng đến đâu cây cối ở đó chết thối, ngan vịt thả ra cũng mắc bệnh và chết. Đồng ruộng trở nên ô nhiễm nặng bà con không dám lội ruộng vì sợ nhiễm bệnh. Với tổng diện tích gieo cấy gần 300 ha, trong đó có gần 150 ha lúa phải lấy nước tưới từ dòng sông Cầu Lường nên đều bị ảnh hưởng, năng suất lúa giảm 30-40% nên cấy lúa chỉ để "lấy công làm lỗ". Lãnh đạo xã Ngọc Lâm cho biết: Trước đây, địa phương có phong trào trồng cây vụ đông rất mạnh, mỗi vụ hàng trăm mẫu mang lại nguồn thu nhập khá cao. Nay do nguồn nước tưới bị nhiễm độc, bà con đành bỏ ruộng hoang vì không thể đục đâu ra nước.


Nguy hiểm hơn là môi trường sống của khu dân cư bị xâm hại bởi bầu không khí nhiễm độc. Nhân dân Ngọc Lâm bức xúc cho biết: Phần lớn các nhà máy xả nước thải và khí thải ra môi trường nhiều nhất vào ban đêm nên người dân luôn chịu cảnh mất ăn mất ngủ, ngộp thở trong những làn khói đen đặc quánh bốc lên từ những ống khói. Ngày nào trời nắng thì bốc mùi khét lẹt nồng nặc. Khi trời mưa khí thải không thoát lên được, không khí càng thêm ngột ngạt, gây khó thở cho người già, trẻ nhỏ. Trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân thôn Vô Ngại. Người dân nơi đây cho biết 3 năm trở lại đây, hàng trăm người thường xuyên bị mắc các bệnh đường hô hấp như ho mãn tính, viêm phổi. Đáng lo ngại hơn năm nào cũng có hàng chục người mắc bệnh ung thư. Nghiêm trọng nhất là năm 2010 trong thôn Vô Ngại có tới trên 20 người chết do ung thư khiến cho người dân vô cùng hoang mang.


Qua rất nhiều cuộc họp, rồi tiếp xúc cử tri, những kiến nghị bức xúc của bà con được phản ánh gay gắt, nhưng mọi việc vẫn chưa có hồi âm. Chính quyền địa phương chỉ còn biết đề xuất và trông chờ vào cấp trên vì thẩm quyền có hạn. Còn ngành chức năng thì chưa quyết liệt trong xử lý nên các doanh nghiệp vẫn xem nhẹ.

Mai Ngoan (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hưng Yên: Chất thải nhà máy "hạ độc" khu dân cư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI