Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ ba, 05/11/2024, 12:48:09 PM (GMT+7)
Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn tại các trung tâm bảo tồn!
(20:03:32 PM 25/03/2019)(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ra mắt phim tài liệu “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy việc sớm chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu trên cả nước.
>> VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững >> Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên >> Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp >> Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum >> Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản
Mô tả cuộc sống tươi đẹp đang chờ đợi gấu tại các trung tâm cứu hộ, bộ phim được xây dựng nhằm khuyến khích chủ gấu tự nguyện chuyển giao để các cá thể gấu còn lại được sống những tháng ngày cuối đời trong bình yên. Bộ phim hứa hẹn sẽ mang đến cho các chủ nuôi gấu một góc nhìn toàn cảnh về điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, và quy trình chăm sóc gấu chuyên nghiệp của ba cơ sở được công nhận đạt chuẩn quốc tế trong tổng số bảy trung tâm cứu hộ gấu trên cả nước.
Với rất nhiều hình ảnh sống động và thông tin chi tiết về cuộc sống mới của gấu sau nhiều năm bị nuôi nhốt, hi vọng bộ phim cùng với cuốn “Tài liệu giới thiệu về các trung tâm cứu hộ” đã được gửi tới các chủ gấu và cơ quan kiểm lâm sẽ là những công cụ hữu ích hỗ trợ các cán bộ kiểm lâm trong quá trình vận động người dân tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước.
Hiện nay, trên cả nước có bảy trung tâm cứu hộ gấu do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc được xây dựng và vận hành bởi các tổ chức phi chính phủ. Ba trong số đó đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình do tổ chức Four Paws vận hành, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam của Tổ chức Động vật châu Á và Trung tâm gấu Cát Tiên được quản lí bởi tổ chức Free The Bears.
Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết: “Một số chủ gấu vẫn cho rằng các cá thể gấu đang được họ chăm sóc rất tốt, điều kiện sống của gấu tốt hơn nhiều so với điều kiện chăm sóc tại các trung tâm cứu hộ. Các chủ gấu có thể sẽ suy nghĩ lại sau khi xem phim này và đọc tài liệu giới thiệu về các trung tâm cứu hộ do ENV cung cấp.” Bà Dung nói thêm “ENV hy vọng, sau khi biết gấu sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn tại các trung tâm cứu hộ, các chủ gấu sẽ sớm tự nguyện chuyển giao.”
Năm 2005, có hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm trang trại trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực không ngừng nghỉ của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng, tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên cả nước đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 750 cá thể. Hiện cả nước đã có 25 tỉnh thành không còn gấu nuôi nhốt. Những con số này cho thấy Việt Nam đang ở chặng cuối cùng trong nỗ lực chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại các địa phương.
Đáng chú ý, nhờ có sự thành lập của các trung tâm cứu hộ hiện đại, ngày càng có nhiều hơn các chủ nuôi tự nguyện chuyển giao để gấu có cuộc sống tốt đẹp hơn trong môi trường bán tự nhiên, chế độ ăn uống phù hợp, chăm sóc y tế định kỳ, không gian sống thoáng đãng và khu vực vận động rộng lớn nhằm phục hồi phần nào các tập tính tự nhiên của gấu.
Chỉ trong năm 2018, 19 cá thể gấu đã được tự nguyện chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ. Với tần suất chuyển giao như hiện nay, các trung tâm cứu hộ hoàn toàn có đủ khả năng tiếp nhận gấu. Nhà nước cùng các tổ chức phi chính phủ cam kết sẽ tìm ra giải pháp hiệu quả trong trường hợp nhu cầu chuyển giao gia tăng đột biến.
“Những cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Đây là những hệ lụy của hơn một thập kỷ bị khai thác lấy mật. Nhiều cá thể gấu đã bị nuôi nhốt từ khi còn rất nhỏ, chúng cần có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Đã đến lúc, các chủ gấu nên chuyển giao những cá thể còn lại cho các Trung tâm cứu hộ để gấu không phải sống những tháng ngày còn lại trong những chuồng cũi chật hẹp.” bà Dung kêu gọi.
THIÊN ÂN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.