»

Thứ sáu, 22/11/2024, 21:27:29 PM (GMT+7)

Động vật hoang dã toàn cầu có thể sụt giảm tới 2/3 số lượng vào năm 2020

(22:44:58 PM 31/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Theo Báo cáo Hành tinh Sống của WWF năm 2016, tính tới năm 2020, quần thể các loài cá, chim, động vật có vú, lưỡng cư và bò sát có thể suy giảm tới 2/3 số lượng so với 5 thập niên trước đó. Báo cáo cũng cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử Trái Đất, con người đang tận diệt các nguồn tài nguyên, đe dọa đến các loài động vật mang tính biểu tượng, trong đó có các loài ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, như cá heo Irrawaddy và hổ.

 

Động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]toàn[-]cầu[-]có[-]thể[-]sụt[-]giảm[-]tới[-]2/3[-]số[-]lượng[-]vào[-]năm[-]2020
Ảnh minh hoạ: IE
 
Nhóm tác giả của báo cáo, dựa trên các số liệu có sẵn trong những năm gần đây, chỉ ra rằng các loài hoang dã đã suy giảm 58% trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2012. Họ cũng đưa ra một loạt các biện pháp chuyển đổi về cách xã hội nhìn nhận các loài hoang dã, thực phẩm và năng lượng, nếu con người muốn đảo ngược xu thế này. 
 
“Trên toàn cầu, các loài hoang dã đang biến mất ở mức báo động, và tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng, chúng tôi đang nhìn thấy xu hướng này ngày một tăng,” ông Stuart Chapman, Trưởng đại diện WWF-Greater Mekong cho biết. “Đa dạng sinh học là nền tảng của những khu rừng, dòng sông và đại dương khỏe mạnh, và chúng ta đang mở đường cho sự sụp đổ các hệ sinh thái và các dịch vụ chúng cung cấp bao gồm không khí sạch, nguồn nước, thực phẩm và khí hậu.”
 
May mắn thay, chúng ta có giải pháp. Tại chính tiểu vùng sông Mekong mở rộng, các giải pháp bao gồm tăng cường thực thi pháp luật chống nạn săn bắt và buôn lậu gỗ trái phép, hợp tác xuyên biên giới về chống buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã và bảo vệ cảnh quan. 
 
Và còn một lời hứa lớn nữa trong 2020 - cùng năm đó, các cam kết trong Thỏa thuận về biến đổi khí hậu tại Paris sẽ có hiệu lực, đồng thời những hoạt động môi trường đầu tiên trong bản kế hoạch phát triển bền vững toàn cầu mới sẽ được hoàn thành. Nếu được thực thi, các biện pháp này, cùng với việc đạt được các mục tiêu về đa dạng sinh học toàn cầu vào năm 2020, sẽ giúp chúng ta tạo ra những thay đổi cần thiết cho hệ thống năng lượng và lương thực trên toàn cầu nhằm bảo vệ các loài hoang dã. 
 
Báo cáo của WWF sử dụng chỉ số Hành tinh Sống, được cung cấp bởi Hiệp hội Động vật học London (ZSL) để theo dõi xu hướng sự phong phú của các loài hoang dã. Chỉ số này cho biết quần thể các loài hoang dã đã thay đổi về kích thước như thế nào, hơn là đưa ra con số cụ thể về sự mất đi hoặc phát triển của các loài.
 
Dẫn chứng thêm về kỷ nguyên nhân tạo
 
Những mối đe dọa hàng đầu đến các loài hoang dã, được xác định trong bản báo cáo, có mối liên hệ trực tiếp với các hoạt động của con người, bao gồm mất sinh cảnh, suy giảm và khai thác cạn kiệt các loài trong tự nhiên. Báo cáo còn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, hành tinh chúng ta đang tiến vào một thời kỳ chưa từng có trong lịch sử, nơi mà những hoạt động của con người đang dần tạo ra những thay đổi trên Trái Đất, theo đó có thể là một cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6. Các nhà nghiên cứu gọi đây là Kỷ Nhân sinh. Hiểu được lý do tại sao chúng ta lại bước vào giai đoạn mới này sẽ giúp chúng ta xác định được giải pháp để tái tạo lại hệ sinh thái mà con người phụ thuộc. 
 
Cũng theo báo cáo, để đáp ứng nhu cầu phức tạp của một nền dân số ngày càng gia tăng, ngành sản xuất thực phẩm đang là ngành dẫn đầu trong việc phá hủy sinh cảnh sống và khai thác cạn kiệt các loài hoang dã. Hiện tại, ngành nông nghiệp chiếm 1/3 tổng diện tích đất và gần 70% lượng nước sử dụng trên Trái Đất.
 
Báo cáo Hành tinh Sống 2016 đưa ra những giải pháp giúp cải cách phương pháp chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, đảm bảo con người no đủ và hành tinh được khai thác một cách bền vững. Báo cáo cũng tập trung vào những thay đổi căn bản cần phải có trong hệ thống tài chính và năng lượng toàn cầu để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai một cách bền vững. Một báo cáo gần đây do WWF-Greater Mekong và đối tác thực hiện cho thấy tới 2050, 100% nguồn điện năng của khu vực có thể được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng tái tạo như từ gió, mặt trời, khí sinh học, địa nhiệt và sinh khối. 
 
Báo cáo Hành tinh Sống 2016: Rủi ro và khả năng phục hồi trong kỷ nguyên mới là ấn phẩm thứ 11 trong bộ những ấn phẩm tiêu biểu của WWF phát hành 02 năm một lần. Báo cáo đã nghiên cứu hơn 14.000 quần thể của hơn 3.700 loài động vật có xương sống từ năm 1970 đến năm 2012.
 
NGUYỄN LÊ KHOA - Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Động vật hoang dã toàn cầu có thể sụt giảm tới 2/3 số lượng vào năm 2020

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI