Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ sáu, 22/11/2024, 21:28:50 PM (GMT+7)
Điều Trần Công Cộng về trung tâm buôn bán động vật hoang dã Nhị Khê
(12:23:56 PM 02/11/2016)(Tin Môi Trường) - Ủy ban Công lý Động vật hoang dã sẽ tổ chức một buổi Điều Trần Công Cộng (diễn ra vào ngày 14 & 15 tháng 11 năm 2016) về cuộc điều tra kéo dài một năm nhắm vào trung tâm buôn bán động vật hoang dã tại Nhị Khê (Thường tín- Hà Nội)
>> Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên >> Đưa Di tích Tây Thiên - Tam Đảo thành một trung tâm tín ngưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử của quốc gia >> Bình Định phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển >> Bình Định:Công bố biểu trưng thị xã An Nhơn và khánh thành Nhà văn hóa, Quảng trường trung tâm >> Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam Phạm Văn Sơn: Xử lý bụi đỏ Sân bay Long Thành, đừng chờ mưa!
Những trang sức được các chủ cửa hàng ở Nhị Khê quảng cáo là chế tác từ ngà voi. Ảnh: Đ.H.
Cuộc điều tra tiết lộ những gì? Điều tra viên đã trực tiếp chứng kiến các bộ phận và sản phẩm tê giác, voi và hổ trị giá 53.1 triệu USD bị buôn lậu qua một mạng lưới phạm pháp gồm 51 cá nhân. Những bộ phận và sản phẩm được buôn lậu có nguồn gốc từ 907 con voi, 579 con tê giác, 225 con hổ và một số loài nguy cấp khác như: tê tê, gấu, đồi mồi và chim hồng hoàng mỏ cát.
Tại sao vấn đề này lại quan trọng đến mức cần có một buổi Điều Trần Công Cộng? Hãy xem xét điều này: 579 con tê giác bị giết để buôn bán bất hợp pháp tại Nhị Khê đại diện cho gần 50% tổng số lượng tê giác bị săn bắn tại Nam Phi vào năm 2015. Tê giác hiện nay rất nguy cấp, và toàn cầu đang nỗ lực để cứu chúng, cũng như các loài động vật nguy cấp khác khỏi tuyệt chủng.
Chính phủ Việt Nam cần phải hành động về cuộc điều tra này? Qua điều tra, hoạt động buôn bán tại Nhị Khê không hề suy giảm. Tại Việt Nam, Luật cấm buôn bán các loài động vật nguy cấp đang hiện hành; chính phủ cũng là thành viên của CITES và đã lên tiếng về ý định sẽ hành động chống lại tội phạm động vật hoang dã – sau khi cân nhắc lời cam kết với Mỹ trong chuyến thăm của Tổng thống Obama vào tháng 06 năm 2016, chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong tháng 09 năm 2016, và sắp tới là Hội nghị IWT Hà Nội vào tháng 10 năm 2016.
Điều gì sẽ xảy ra ở phiên điều trần? Bằng chứng từ cuộc điều tra sẽ được trình bày bởi các chuyên gia và nhân chứng để được toà xác nhận, qua Uỷ ban Giải trình độc lập và công tâm gồm 5 chuyên gia quốc tế. Mục đích của phiên điều trần là để xuất trình các bằng chứng một cách công khai. Nếu Ủy ban tin tưởng vào các bằng chứng được trình bày, họ sẽ xác nhận những phát hiện này và đưa ra các khuyến nghị lên cấp quốc tế cao nhất.
Làm thế nào để theo dõi phiên điều trần tại Việt Nam: phiên Điều Trần Công Cộng sẽ được phát trực tiếp qua trang web của Ủy ban Công lý Động vật hoang dã và sẽ được dịch sang tiếng Việt trực tuyến, với âm thanh và phụ đề xuyên suốt.
Để làm nổi bật cuộc điều tra này, Ủy ban Công lý Động vật hoang dã đã làm việc với phương tiện truyền thông quốc tế trên một số tài liệu và phim quan trọng, đáng chú ý là:
- BBC1 (tại nước Anh và kênh trực tuyến) Cứu lấy Voi châu Phi: Hugh và Cuộc chiến ngà Voi - phát sóng ngày 24 & 31 tháng 10
- Phóng sự điều tra Al Jazeera - phát sóng ngày 13 Tháng 11 2016
- Trò chơi ngà Voi - phim, phát sóng trên kênh Netflix ngày 04 tháng 11, điều hành sản xuất bởi Leonardo di Caprio.
Ủy ban Công lý Động vật hoang dã là một tổ chức phi lợi nhuận trẻ, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, hoạt động trên toàn cầu nhằm ngăn chặn và phá vỡ các tổ chức tội phạm động vật hoang dã xuyên quốc gia. Qua tận dụng các nguyên tắc pháp luật và công tác điều tra cứng rắn, chúng tôi bổ sung những xu hướng sáng tạo nhằm duy trì các nỗ lực toàn cầu để chống lại tội phạm, hỗ trợ các chính phủ đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả. Mục đích của những điều tra là mang lại công lý. Thỉnh thoảng kết quả có ngay lập tức nhưng có một số cuộc điều tra phải mất nhiều thời gian vì được yêu cầu đối thoại hoặc Điều Trần Công Cộng.
Lĩnh vực hoạt động của tổ chức bao gồm thương mại bất hợp pháp các loài hoang dã của những mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, gỗ và thuỷ/hải sản quý.
LÊ PHƯƠNG KHANH - Tin Môi Trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.