Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Cá thể gấu ngựa số 112 được cứu hộ về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam
(07:52:48 AM 24/12/2012)
Các bác sĩ kiểm tra và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho gấu Bon Bon - Ảnh: Animals Asia
Cá thể gấu này được Kiểm lâm huyện Sa Thầy giải thoát từ một đối tượng vận chuyển trái phép cách đây hơn một năm, lúc đó chỉ nặng chưa đầy 30 kg. Cảnh sát môi trường, và Chi cục Kiểm lâm Sa Thầy đã rất tích cực, và giúp đỡ trong quá trình chuyển giao cá thể gấu này về Trung tâm an toàn.
Bon Bon - là cái tên mà Tổ chức Động vật Châu Á đặt tên cho chú gấu, giờ đây đã nặng chừng 80 kg. Các bác sĩ và chuyên gia của Tổ chức đã đi vào Kon Tum để đưa Bon Bon về Trung tâm vào trung tuần tháng 12 vừa rồi. Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho thấy chú gấu này không gặp vấn đề gì lớn về sức khỏe. Trong suốt hành trình hơn 1200 km, Bon Bon luôn được bác sĩ thú y chăm sóc cẩn thận, và được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
Tiến sĩ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động Vật Châu Á cho biết: "Mặc dù Trung tâm đang đối mặt với nguy cơ bị di dời, Tổ chức Động Vật Châu Á vẫn tiếp tục cứu hộ gấu, bởi chúng tôi chính là niềm hy vọng lớn nhất đối với trường hợp của Bon Bon. Hiện có bốn trung tâm cứu hộ động vật hoang dã khác tiếp nhận chăm sóc gấu, nhưng đều đã quá tải. Chúng tôi đã quyết định giúp đỡ, vì Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam còn một buồng gấu trống, có thể chăm sóc tốt cá thể gấu này. Trong khi chờ Thủ tướng cân nhắc quyết định cuối cùng, chúng tôi không thể chối bỏ trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn gấu - loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù Tổ chức đang ở trong tình trạng bấp bênh, nhưng rõ ràng rằng phúc lợi của gấu sẽ được đảm bảo tốt nhất tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam."
Một sự thật không thể phủ nhận là Trung tâm Cứu hộ Gấu do Tổ chức Động vật Châu Á vận hành đã luôn hoạt động hiệu quả trong công tác bảo tồn gấu, và là một mắt xích tích cực giúp các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi luật về bảo vệ động vật hoang dã. Nếu không có Trung Tâm Cứu hộ Gấu nữa, những chú gấu khi được tịch thu từ các vụ buôn bán trái phép sẽ giải quyết như thế nào...Không có trung tâm cứu hộ có nghĩa là không có thêm gấu được cứu hộ. Không có cứu hộ gấu, cũng có thể coi là dung túng cho nạn buôn bán động vật hoang dã được hoành hành, và cũng có nghĩa là không có cơ hội để nhiều việc làm tốt có thể được thực hiện...
Được biết, các báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề của Trung tâm Gấu đã được trình lên Thủ tướng. Tổ chức Động vật Châu Á vẫn từng ngày vận động từng cá nhân, những người nổi tiếng và các chính khách trong và ngoài nước để giữ lại Trung tâm cứu hộ tại Tam Đảo. Tính đến nay, đã có 60.000 lượt thư đã được gửi đến Văn phòng Thủ tướng. Thế giới đang dõi theo vụ việc này. Mong chờ một hồi kết có hậu cho 104 cá thể gấu, và cho tâm huyết của những người đang bảo tồn loài vật quý hiếm này!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh