Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Bộ Y tế kêu gọi chấm dứt sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh
(18:28:46 PM 14/05/2014)Hội thảo đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 07 tháng 5 và hội thảo thứ hai sẽ được diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 16 tháng 5 tới. Khoảng hơn 100 đại biểu tham gia, bao gồm những người hành nghề, các chuyên gia Y dược cổ truyền và đại diện của Bộ Y tế, sẽ cùng thảo luận các cách truyền tải thông điệp nói không với việc sử dụng sừng tê giác.
Ảnh minh hoạ IE
Tại các cuộc hội thảo này, đại biểu đã được tiếp nhận một số thông tin liên quan đến nạn buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã, đặc biệt là cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác hiện nay, việc sử dụng sừng tê giác trong các bài thuốc cổ phương trong y học cổ truyền, một số loại dược liệu thay thế sừng tê giác hiệu quả và các luật cũng như quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ tê giác tại Việt Nam.
Tiến sỹ Naomi Doak, trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam Á – Chương trình Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng đã trình bày trong hội thảo ngày 7 tháng 5 về chi tiết của cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác. Theo báo cáo của Bộ Môi trường Nam Phi, 1004 cá thể tê giác đã bị giết trong năm 2013, và tính đến ngày 11/4/2014 đã có 277 cá thể bị giết từ đầu năm. Một trong những nguyên nhân chính cho dẫn đến việc gia tăng số vụ săn bắn trái phép tê giác và cuộc khủng hoảng hiện nay là việc tiêu thụ tại các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.
Hội thảo ngày 7 tháng 5 và hội thảo sắp tới ngày 16 tháng 5 đưa ra cơ hội để TS. Doak trình bày tóm tắt nghiên cứu nhanh gần đây về Hành vi và thái độ người tiêu dùng sừng tê giác tại một số tỉnh thành ở Việt Nam. Nghiên cứu nhanh này là một phần trong chiến dịch toàn cầu của WWF và TRAFFIC về Chấm dứt nạn buôn bán các loài động thực vật hoang dã trái phép, nhằm xác định những nhóm tiêu thụ chính các sản phẩm bất hợp pháp này và động cơ sâu xa đằng sau quyết định mua và sử dụng các sản phẩm này. Nghiên cứu cho thấy niềm tin trong dân gian sử dụng sừng tê giác làm thuốc là một trong những động cơ mua và sử dụng sừng tê giác.
Giáo sư Bác sỹ Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viên Y học cổ truyền Việt Nam, đã có bài thuyết trình tại hội thảo ngày 7 tháng 5 cùng với một bài thuyết trình được chuẩn bị bởi GS. TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, đã nhấn mạnh rằng Sừng tê giác không chữa được ung thư. Thêm vào đó, PGS. TS. Trần Lưu Vân Hiền, nguyên trưởng phòng Đông Y thực nghiệm, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, đã trình bày về các loại dược liệu có thể thay thế sừng tê giác, trong đó có một số loại thuốc thảo dược.
Phần thảo luận buổi chiều của hội thảo tại Hà Nội, các đại biểu đã tham gia rất nhiệt tình và đồng ý rằng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền sẽ phác thảo một đề xuất trình Bộ Y tế xem xét cân nhắc trước khi gửi đi các tỉnh và các hội Đông Y với thông điệp nói không với việc sử dụng sừng tê giác và các loài đang bị đe dọa khác trong nỗ lực hỗ trợ công tác bảo tồn của quý Cục. Các đại biểu cũng thỏa thuận nhất trí rằng không có bằng chứng để chứng minh cho những lời đồn thổi rằng sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Các bước tiếp theo bao gồm một cuộc thảo luận để xác định cách tốt nhất truyền tải thông điệp này đến người tiêu thụ sừng tê giác cho các mục đích chữa bệnh.
“TRAFFIC sẽ cộng tác chặt chẽ với Bộ Y tế để xây dựng đề xuất. Chúng tôi rất vui mừng nhìn thấy cam kết của quý Bộ trong cuộc chiến để bảo vệ tê giác và những hành động mạnh mẽ đang được thực hiện để đảm bảo các quy định và cam kết hiện hành được tôn trọng” TS. Naomi Doak phát biểu. Cũng theo TS. Doak: “Đối với những loài động vật này, chúng ta đang ở một bước ngoặt và nếu chúng ta không làm việc cùng nhau, chúng ta có thể đối mặt với một thế giới mà không còn những loài này tồn tại”.
Theo GS. BS Hoàng Bảo Châu “Hiện nay tê giác đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do săn bắn trộm, loài này có tên trong sách đỏ và được bảo vệ bởi pháp luật. Vì vậy mặc dù sừng tê giác được nhắc tới trong một số sách Y dược cổ truyền cổ phương, nhưng dưới góc độ là bác sỹ đông y, tôi nghĩ chúng ta nên hành động bằng cách sử dụng các loại thuốc thay thế và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân”.
Trong phần tổng kết hội thảo, ThS, BS. Nguyễn Hoàng Sơn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược Cổ truyền nhấn mạnh: “Cục quản lý Y Dược Cổ truyền sẽ kết hợp với các ban, ngành liên quan nghiên cứu tham mưu các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ tê giác, góp phần gìn giữ sự đa dạng sinh học toàn cầu”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.