Cộng đồng » Biếm họa môi trường
Báu vật xòe của đất Bắc Hà
(08:26:17 AM 09/08/2012)Say đắm lòng người
Xã Tà Chải và Na Hối nằm ngay sát thị trấn du lịch Bắc Hà, có 9 thôn bản, chủ yếu là đồng bào Tày sinh sống. Người Tày ở Tà Chải và Na Hối vốn nổi tiếng với các điệu múa xòe độc đáo, nhưng khi hỏi múa xòe có từ bao giờ thì chẳng ai có thể trả lời được.
|
Điệu xòe của người Tày ở Bắc Hà, Lào Cai. |
Xưa kia, múa xoè chỉ để phục vụ cho gia đình thổ ty Hoàng A Tưởng giàu có và quyền thế nhất vùng núi Bắc Hà. Ngày nay, nhịp xoè là hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tà Chải và Na Hối. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống, trong tiếng trống, chiêng, tiếng kèn pí lè rộn rã.
Ông Lâm Văn Lù - nghệ nhân múa xòe ở xã Tà Chải cho biết: Niềm đam mê xòe của dân tộc đã đến với ông từ khi mười tám đôi mươi, từ những buổi theo anh chị lớn đi xòe. Sau này tham gia bộ đội, rồi phục viên trở về, ông vẫn hăng say với điệu xòe và theo nó cho tới bây giờ. Với niềm đam mê, ông Lù đã thuộc tất cả các điệu xòe và biết sử dụng hầu hết các loại nhạc cụ. Hiện ông Lù là một trong số ít những người cao niên trong làng còn tham gia vào đội xòe.
Bảo tồn báu vật
Lên Bắc Hà lần này, chúng tôi được làm quen với ông bà Sophia đến từ nước Pháp. Họ là những người nghiên cứu về văn hóa, lần đầu tiên đến Viêt Nam. Đến Bắc Hà, ông bà Sophia không ngủ ở khách sạn mà lựa chọn ở homestay (ở trọ nhà dân). Điều thật thú vị là ở tại đó, ông bà đã được xem múa xoè do chủ nhà mời đội xòe đến biểu diễn. Thích thú xen lẫn với sự ngạc nhiên khi xem những khúc đoạn xòe, ông Sophia chia sẻ: "Điệu múa xòe của các bạn thật là tuyệt vời. Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoè truyền thống trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn rộn rã".
Để khai thác thế mạnh và phát triển các điệu xòe truyền thống, người Tà Chải đã có nhiều cách làm hay nhằm bảo tồn văn hóa của dân tộc mình và phục vụ phát triển du lịch để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã Tà Chải đã thực hiện chủ trương dựa vào dân để xây dựng và duy trì các đội xòe tại các thôn bản, dòng họ, cụm dân cư.
Đến nay, toàn xã Tà Chải có 5 đội xòe ở các thôn Na Kim, Na Pác Ngam, Na Lo, Na Lang và Na Hối. Mỗi đội thường có từ 12 - 15 nghệ nhân nòng cốt, thường xuyên tập luyện vào lúc nông nhàn hoặc ban đêm, tại nhà văn hóa hoặc nhà trưởng thôn.
Ngoài ra, xã còn thống nhất với ban giám hiệu các trường học trên địa bàn, mỗi tuần dành từ 1-2 tiết học ngoại khóa để tuyên truyền và dạy các em những điệu xòe cơ bản, do “giáo viên” là những nghệ nhân trong xã truyền dạy. Đây là một cách thiết thực để “phổ cập” xòe cho thế hệ trẻ.
Theo ông Nguyễn Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai: "Xòe Tà Chải ở Bắc Hà là sự giao thoa, tiếp biến với điệu valse của Pháp. Khi người Pháp lên xây dựng những đội xòe cho dinh Hoàng A Tưởng, họ đã vô tình mang theo những nhịp của điệu valse vào xòe. Chính điều này đã trở thành nét riêng, mang hơi thở riêng của điệu xoè người Tày nơi đây”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
- "Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
- Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
- Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
- Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
- Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
- Mối tình tay ba trên vỉa hè
- Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
- Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.