Sống xanh » Ẩm thực xanh
“Vườn rau học sinh” ở vùng cao mang lại nhiều lợi ích thiết thực
(08:26:35 AM 13/12/2013)Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)
Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 38 Trường phổ thông dân tộc bán trú, chủ yếu là ở các huyện vùng cao còn nhiều khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn… Ngoài việc thực hiện chương trình giáo dục theo quy định, các Trường phổ thông dân tộc bán trú cũng thực hiện khá tốt việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như vệ sinh trường lớp, lao động tăng gia như nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau xanh…
Với đặc thù của vùng miền núi, việc kiếm được những diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là rất khó. Nếu chọn được những mảnh đất nằm tương đối bằng phẳng thì lại khó khăn về nguồn nước và ngược lại. Hơn nữa, với khí hậu đặc trưng của vùng Tây Bắc rất khắc nghiệt thì việc trồng rau cũng khá vất vả, chỉ một số loại rau đặc trưng của vùng mới phát triển tốt. Mặc dù, với quỹ đất eo hẹp nhưng đa số các trường phổ thông dân tộc bán trú đều cố dành ra một khoảng đất nhỏ hoặc mượn đất của người dân gần trường để tổ chức cho học sinh tham gia trồng rau xanh tăng gia.
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trạm Tấu có diện tích khoảng 5.600 m2 nhưng lại nằm bên sườn núi nên các dãy phòng học phải xây theo kiểu giật cấp. Vì vậy, dù đã tận dụng tối đa phần đất trống để tổ chức cho học sinh trồng rau nhưng cũng chỉ được chưa đầy 200 m2. Với diện tích này, nhà trường đã chia thành những luống nhỏ và phân công cho các lớp học sinh bậc Trung học cơ sở tổ chức trồng và chăm sóc rau. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nhà trường bình xét thi đua của các lớp.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng khuyến khích học sinh tận dụng những vị trí khác để trồng rau và bán lại cho nhà trường bằng với giá thị trường. Bởi vậy, các khoảng đất trống trong khuân viên đều được học sinh bán trú tận dụng để trồng rau cho riêng mình. Do địa hình đất dốc nên các em đã tự chặt cây để kè rồi đổ đất trồng rau, vì vậy, những vườn rau này thường rất nhỏ và có dáng dấp của những thửa ruộng bậc thang.
Hàng ngày, thường là vào buổi chiều sau khi hết giờ học, các em học sinh nội trú đã dành thời gian cho việc chăm sóc vườn rau của mình với những công việc quen thuộc là tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, vun luống... Để có những luống rau xanh tốt, đủ dinh dưỡng và an toàn với nhiều loại rau, các em được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật của các thầy giáo dạy kỹ thuật và sinh học. Loại rau được trồng phổ biến ở đây là cải Mông, ngoài ra còn trồng thêm cải ngọt, rau cải ngồng, cải bắp, su hào … đó chính là những loại rau rất gần gũi với bữa ăn hằng ngày của các em.
Cô Nguyễn Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những vườn rau này không chỉ góp phần hạn chế sạt lở và xói mòn đất trong khuân viên nhà trường mà còn là nguồn thực phẩm sạch, an toàn, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chính các bữa cơm của học sinh. Nhưng có thể nói, cái được lớn nhất từ việc làm này là đã khơi dậy tính tự lập cho các em, giúp các em có thêm kỹ năng sống và lao động, góp phần không nhỏ vào việc duy trì sỹ số học sinh.
Được biết, ngay từ đầu năm học 2013 - 2041, một số học sinh bán trú xin phép thầy cô tận dụng đất trống để trồng rau. Không những đồng ý, nhà trường còn khuyến khích các em khác cùng tham gia. Thấy các bạn trồng rau tốt lại còn được nhà trường mua nên nhiều học sinh khác cũng tích cực tham gia. Đến nay, ngoài diện tích trồng rau chung, toàn trường có khoảng 30 – 40 vườn rau nhỏ của học sinh, đáp ứng được một phần đáng kể về nhu cầu rau xanh cho toàn trường.
Em Thào Thị Thu, lớp 8B, là một trong những học sinh đầu tiên trồng vườn rau học sinh chia sẻ: Em cảm thấy rất thích thú với công việc nhỏ bé nhưng ý nghĩa này. Hiện em đã làm được 4 “vườn rau” cho riêng mình với tổng diện tích gần 5 mét vuông và chủ yếu trồng cải Mông. Từ đầu năm học đến nay, em bán cho nhà trường được gần 20 kg rau xanh, số tiền này em để dành mua thêm sách vở và dụng cụ học tập. Thời gian tới em và các bạn sẽ cố gắng làm thêm nhiều vườn rau như thế này nữa.
Đặc biệt, vào sáng thứ 4 hàng tuần, chương trình “Phát thanh măng non” của nhà trường cũng dành khoảng thời lượng đáng kể để biểu dương những tập thể và cá nhân học sinh trồng rau, chăm sóc rau tốt. Vì vậy đến nay, việc trồng rau xanh đã và đang trở thành phong trào thiết thực, hiệu ích được nhiều học sinh nhiệt tình tham gia.
Ông Tráng A Hồ, một phụ huynh học sinh của Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trạm Tấu phấn khởi cho biết: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các thầy cô giáo, con tôi được đi học cái chữ, được ăn ở tại trường và được các thầy cô dạy cho cách trồng rau nữa, tôi rất vui và cảm ơn các thầy cô nhiều lắm.
Có thể nhận thấy rằng, việc làm của các em tuy nhỏ nhưng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực: góp một phần nhỏ làm giảm chi phí cho gia đình, cải thiện bữa ăn cho các em, đặc biệt là với các em đi học xa nhà có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải ở bán trú. Hơn nữa, nguồn rau xanh này còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi bữa ăn của các em, đồng thời góp phần rèn luyện khả năng thích ứng, tính kỷ luật, tính tự lập cho học sinh, góp phần duy trì sỹ số, nâng cao chất lượng dậy và học ở nơi đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?