Sống xanh » Ẩm thực xanh
Tôn vinh những sứ giả quảng bá ẩm thực Việt Nam
(22:57:53 PM 26/03/2014)Dưới đây là danh sách những Sứ giả quảng bá ẩm thực (Danh sách được xếp theo thứ tự ABC):
1. Bà Hồ Thị Hoàng Anh – Chuyên gia ẩm thực
Bà Hồ Thị Hoàng Anh vốn là con nhà dòng dõi ở Huế, từ nhỏ đã yêu thích nữ công gia chánh. Tình yêu ẩm thực đã ngấm vào máu bà từ khi còn nhỏ, sau này lớn lên niềm say mê ẩm thực trong bà mạnh mẽ hơn nữa. Bà từng nghiên cứu và bảo tồn một số món ăn phục vụ yến tiệc thời vua Nguyễn; Tham gia giảng dạy cho thế hệ đầu bếp trẻ tại trường Saigontourist; Giới thiệu ẩm thực Huế ra thế giới qua những lần tham dự hội thảo ẩm thực quốc tế tại trường đại học Woosong - Hàn Quốc, trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa tại Nantes - Pháp.
Quảng bá trình diễn ẩm thực Huế qua các sự kiện văn hóa tại Thụy Điển, Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ.
Những thành tựu của Bà Hoàng Anh về ẩm thực qua các năm:
Năm 2001: Quảng bá ẩm thực Việt tại nhà hàng Phú Xuân Tokyo (Nhật Bản);
Năm 2002: Tham dự "Ngày Việt Nam ở Munich” (Đức) và lễ hội Extrème-Orient (Pháp);
Năm 2004: Tham dự "Ngày Việt Nam" tại Thụy Điển;
Năm 2006: Tham dự Hội thảo các chuyên gia ẩm thực quốc tế tại đại học Woosong (Hàn Quốc);
Năm 2010: Tham gia Gala dinner đựợc tổ chức tại trường ẩm thực Le Cordon Blue tại California (Hoa kỳ);
Năm 2011: Phục dựng thành công yến tiệc cung đình Nguyễn tại Festival làng nghề Huế - 2012
2. Bà Hồ Đắc Thiếu Anh – Chuyên gia ẩm thực
Bà Hồ Đắc Thiếu Anh (1950) hiện đang là Hội viên CLB ẩm thực chay UNESCO; Hội viên CLB ẩm thực chay Đồng Tâm (thuộc Hội Phụ nữ từ thiện Tp. HCM).
- Giáo viên gia chánh Trung Tâm Kỹ năng cuộc sống (Bamboo Education), Trường Nghiệp vụ Du Lịch, Trường Nghiệp vụ Âu Việt.
- Dạy nấu ăn, tư vấn món ăn truyền thống, giám khảo các chuyên mục ẩm thực của Đài truyền hình VTV1, VTV3, VTV9, HTV4, HTV7 và Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long.
- Phụ trách trang mục Ẩm Thực Chay Tạp chí Vô Ưu, Hương Từ Bi.
- Cộng tác viên thường xuyên Tạp chí Món Ngon Việt Nam.
- Đào tạo tại tư gia các lớp Bếp Việt, Bếp ấm gia đình, Món ăn ba miền.
- Từ năm 1985 tự tổ chức các lớp gia chánh tại tư gia đào tạo nhiều thế hệ học trò thành bếp trưởng trong và ngoài nước.
- Năm 1995 quảng bá thành công món ăn Huế tại một số nhà hàng tại Úc Đại Lợi.
- Từ 2005 đến nay tham gia cùng các Đài truyền hình, tạp chí trong nước đóng góp một số tư duy mới có lợi cho nền Văn hoá ẩm thực Việt.
- Năm 2006 quảng bá thành công món ăn chay Việt Nam tại một số Thiền viện của Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
- Năm 2009 đóng góp với Công Ty Thực phẩm chay Dân Khang sản xuất thành công một số nguyên liệu nấu món chay đảm bảo dinh dưỡng, không sử dụng hoá chất.
3. Bà Triệu Thị Chơi – Nhà giáo ưu tú, chuyên gia văn hóa ẩm thực
Bà Triệu Thị Chơi (1946) tốt nghiệp ĐH Sư phạm Kỹ thuật.
Từng tham gia làm giám khảo và khách mời giao lưu cho các lễ hội tổ chức định kỳ hàng năm: Món ngon các nước, Ẩm thực đất phương Nam; tuyển chọn món ngon dân tộc cấp quốc gia, kiểm tra tay nghề đầu bếp chuyên nghiệp…
Bà đã cho ra đời trên 100 tựa sách về ẩm thực theo từng chuyên đề: ăn chay, ăn mặn, ăn kiêng, ăn chống béo, ăn bổ dưỡng, điểm tâm, khai vị… Những cuốn sách của Bà đã được xuất bản và đông đảo mọi người đón nhận như: Nấu ăn toàn tập; Bánh mứt toàn tập; Sổ tay nội trợ; Sách giáo khoa về cơ sở ăn uống hợp lý trong chương trình bộ môn kinh tế gia đình… Trong đó, quyển sách The food of Viet Nam được in thành nhiều thứ tiếng và bản tiếng Anh phát hành trên toàn cầu do NXB Periplus Editions của Singapore in ấn và phát hành từ năm 1998 đến nay. Có thể nói cuốn sách này đã góp phần quảng bá tinh hoa ẩm thực của Việt Nam ra thế giới.
4. Ông Đỗ Văn Bửu Điền - người dốc công góp sức quảng bá ẩm thực thông qua truyền thông, truyền hình
Ông Đỗ Văn Bửu Điền khởi nghiệp từ năm 1995 tại Đài truyền hình TP.HCM. Đến nay, ông đã có 20 năm kinh nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau: Biên tập sản xuất, phóng viên truyền hình... và được khán giả trên cả nước yêu thích qua các chương trình làm nên thương hiệu của HTV như: Thế Giới 24h, Bản tin Tiếng Anh, Trong Thế giới Xe... trên kênh HTV7 và HTV9.
Ông là giám đốc dự án cho loạt chương trình Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan, Khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi, Vào Bếp dễ dàng (EzCook). Trong đó, nổi bật là 2 loạt chương trình dài 52 tập mang tên Khám phá Việt Nam – được đánh giá là loạt chương trình tài liệu ký sự về ẩm thực, du lịch và văn hóa Việt Nam mang đẳng cấp và chất lượng quốc tế, được đầu tư công phu và dài hơi nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra ông còn là cố vấn về nội dung và sản xuất cho các chương trình: Bản sắc Việt, Việt Nam đất nước tôi yêu, Năng động du lịch Việt, Du lịch 365, Thành phố 24h và là chủ đầu tư của hệ thống nhà hàng Nón Lá.
5. Bà Phạm Thị Bích Hạnh – người sáng lập hệ thống quán Ăn Ngon tại Hà Nội
Bà Phạm Thị Bích Hạnh – người sáng lập hệ thống quán Ăn Ngon tại Hà Nội. Với triết lý kinh doanh: Gìn giữ những giá trị xưa, đưa tinh hoa ẩm thực 3 miền làm phong phú thêm tâm hồn Việt và trở thành dấu ấn trong lòng du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Với triết lý kinh doanh hướng mọi tâm tư tình cảm và nhiệt huyết vào ẩm thực, bà Bích Hạnh đã mở hệ thống quán Ăn Ngon tại Hà Nội và tương lai mở rộng hệ thống ra toàn quốc, để mang đến cho khách hàng trong và ngoài nước những món ăn theo đúng hương vị Việt, những giá trị "thật” và những hương vị "gốc” của ẩm thực Việt Nam.
Bà cũng đã từng tham gia tài trợ cho chương trình "Ẩm thực 36 phố”, đây là chương trình được tổ chức nhằm giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội đến với các bạn trẻ thông qua những trò chơi thực tế.
Dốc lòng với ẩm thực Việt, bà Bích Hạnh nỗ lực để giữ gìn, tìm kiếm và phục hồi lại những món ăn Việt truyền thống, đồng thời không ngừng quảng bá những món ăn Việt này với bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh nền ẩm thực Việt trên thế giới. Với thực đơn gần 300 món ăn đặc sản 3 miền Bắc Trung Nam, bản thân người sáng lập phải dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai thực đơn cho hệ thống nhà hàng quán Ăn Ngon của mình.
6. Bà Phan Tôn Tịnh Hải - Giám đốc Trường đào tạo nghề bếp Quốc tế – Mint
Bà Phan Tôn Tịnh Hải hiện là Giám đốc Công ty CP Nghệ thuật ẩm thực Việt (Viet Culinary Art); Hiệu trưởng trường đào tạo bếp Mint. Bà cũng từng cộng tác với các báo và tạp chí: Thế giới Ẩm thực, Ẩm thực Phương Đông…
Năm 2007, Bà đã làm giám khảo chính cho Chương trình truyền hình SNTV "Thần Tượng Bếp” và các chương trình thi ẩm thực của TP Hồ Chí Minh, TP Huế.
Năm 2008, Biểu diễn ẩm thực truyền thống Việt Nam tại thành phố Dubai và Đại học Mỹ (American University in Sharja). Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Năm 2009, Đào tạo học viên Bếp cao cấp về ẩm thực truyền thống Việt Nam tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Năm 2010, Tham gia chương trình "Songful Vietnam I” lưu diễn ẩm thực Việt Nam tại Mỹ.
Năm 2011, Tham gia chương trình "Songful Vietnam II”, đặc trách lưu diễn ẩm thực Việt Nam tại Mỹ. Mở lớp huấn luyện về ẩm thực cung đình Việt Nam tại đại học Hobart and William Smith (New York). biểu diễn ẩm thực tại Đại học Chattanooga (Tennessee), Đại học Kent State (Ohio). Giới thiệu ẩm thực Việt Nam qua chương trình VTV, O2TV, Thuần Việt, HTV4.\
Năm 2012, 2013, Giám khảo Iron Chef Vietnam và Giám khảo MasterChef Vietnam; được bầu chọn là Đại sứ thương hiệu Knorr VietNam.
Mới đây nhất, bà còn tiến hành hướng dẫn ẩm thực cho đoàn ASIANetwork — các chuyên gia nghiên cứu văn hoá và lịch sử châu Á tại Hoa Kỳ.
7. Bà Phạm Vân Loan – Chuyên gia ẩm thực
Bà Phạm Vân Loan vốn là một Dược sĩ, nhưng bà lại rất say mê ẩm thực, lại được sinh ra trong một gia đình gia giáo tại Hà Nội, luôn yêu cầu phụ nữ phải giỏi nữ công gia chánh, nên những món ăn bà nấu, cũng như công lao bà đóng góp cho nền ẩm thực Việt Nam thật đáng trân trọng. Bà từng là Trợ lý Trưởng Nhóm Nghiên cứu và Phát huy Truyền thống Việt Nam (1974); Trợ lý Trưởng Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Ăn uống Việt Nam (1993); Trợ lý Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm Thực Việt Nam (2007-2012); Trợ lý Trưởng Đề án Bếp Việt - bếp của Thế giới (2009 đến nay); Đóng góp công thức nhiều món ăn truyền thống của gia đình trong các sách ẩm thực như Bản sắc Ẩm thực Việt Nam, Độc đáo ẩm thực Thăng Long Hà Nội; Biểu diễn, giới thiệu các món ăn độc đáo Hà Nội tại Bỉ, Malaysia, các đài truyền hình ở Quận Cam, California và ở Houston, Texas ở Mỹ…
Đam mê ẩm thực, Bà Vân Loan đã tiến hành nấu ăn giới thiệu khách nước ngoài 40 món ăn 3 miền tại nhà riêng với các nhà văn hóa, hoặc các đoàn khách nước ngoài tại Việt Nam, những hành động quảng bá ẩm thực mang tính thực tế như vậy tạo điều kiện cho ẩm thực Việt Nam sống động trong tâm trí du khách nước ngoài, khiến mọi du khách đến Việt Nam nhiều hơn nữa.
8. Tiến sĩ Nguyễn Nhã - Trưởng ban quản lý đề án Bếp Việt
Tiến sĩ Nguyễn Nhã sinh năm 1939, ông từng là Trưởng Nhóm Nghiên Cứu và Phát Huy Truyền Thống Việt Nam (1974); Trưởng Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Ăn Uống Việt Nam (1993); Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Ẩm Thực Việt Nam (2007 - 2012); Trưởng Đề án Bếp Việt - bếp của Thế giới (2009 đến nay); Chủ biên bộ sách ẩm thực Việt Nam: Bản sắc ẩm thực Việt Nam( 2009), Độc đáo ẩm thực Thăng Long Hà Nội (2010), Độc đáo ẩm thực Huế (2011), Phở Việt (2014).
Là một nhà nghiên cứu, ông đi nhiều và cũng từ đó ông có điều kiện để quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam.
- 1996 - 2007: Đánh động dư luận quan tâm về bản sắc ẩm thực Việt với việc tổ chức 3 hội nghị , hội thảo và giới thiệu những món ăn truyền thống ba miền
- 2007 - 2012: Xây dựng lý luận ẩm thực Việt, kết nối các chuyên gia ẩm thực Việt, các trường đào tạo đầu bếp Việt, các doanh nghiệp tiến tới việc chuẩn hóa các món ăn Việt, các nhà hàng Việt..
- 2013 - 2015: thúc đẩy các trường đào tạo đầu bếp kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng các các nhà hàng chuẩn quảng bá ẩm thực Việt ở trong và ngoài nước.
Những bộ sách của Tiến sĩ Nguyễn Nhã về ẩm thực đã được xuất bản, cho độc giả thấy sự tinh tế, đa dạng, phong phú trong nền ẩm thực Việt Nam.
9. Ông Lý Sanh – Chủ tịch Hội đầu bếp Sài Gòn
Ông Lý Sanh Tham gia đồng sáng lập Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn – Chủ tịch Hội khóa III, đương nhiệm chủ tịch hội khóa IV/2013 – 2014.
Ông đã từng tham gia tổ chức các cuộc thi về ẩm thực: Gỏi cuốn dài nhất – năm 2007; Xôi chiên phồng lớn nhất – 2009; Cuốn gỏi nhanh nhất – năm 2010; Bánh xèo lớn nhất – năm 2010; Trăm món gỏi Việt Nam – 2011; Điêu khắc hoa đăng dưa hấu lớn nhất – năm 2012; Món cuốn lớn nhất – năm 2012. Đặc biệt năm 2010, ông tham gia diễn đàn đầu bếp châu Á, tiếp đó tham gia giới thiệu món ăn Việt Nam do Hội đầu bếp Không biên giới tại San Francisco – Cali; năm 2013 tham gia hội thảo ẩm thực do Viện nghiên cứu ẩm thực thế giới của Hàn Quốc tổ chức tại xứ sở kim chi. Những hành động thiết thực này, giúp ông Lý Sanh quảng bá ẩm thực Việt Nam một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
Hiện tại, ông vẫn rất tích cực tham gia tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về bếp và ẩm thực, đồng thời cũng không ngừng nghỉ quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt với bạn bè quốc tế.
10. Bà Bùi Thị Sương – Chuyên gia ẩm thực
Bà Bùi Thị Sương sinh năm 1952, hiện là Phó Chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn.
- Giảng dạy ẩm thực đến nay được 35 năm.
- Giám khảo các Hội thi nấu ăn toàn quốc 1997, 2002, 2010 do tổng cục Du lịch tổ chức.
- Là giám khảo Festival ẩm thực: Đồng Nai, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, Tp. Hồ Chí Minh…
- Xuất bản 2 cuốn sách: "Phở và các món nước”; "Tinh hoa món cuốn Việt” – xuất bản năm 2012.
- Được phong Nghệ nhân dân gian năm 2009.
- Từng giới thiệu ẩm thực Việt Nam ra: CH LB Đức – 1978; Vương quốc Bỉ - 2001; Trung Quốc – 2007; Hoa Kỳ - 2003, 2008, 2010; Myanmar – 2012; Hàn Quốc – 2013.
Bà cũng từng hướng dẫn tour ẩm thực xuyên Việt cho đoàn TVB HongKong – 2011; Hướng dẫn tour ẩm thực xuyên Việt cho đoàn đầu bếp Hà Lan 2011
11. Bà Diệu Thảo – TS Khoa sư phạm kỹ thuật – Trường ĐH Sài Gòn
TS Diệu Thảo hiện đang giảng dạy môn Văn hóa ẩm thực Việt Nam và Thế giới cho sinh viên khoa Văn hóa Du lịch và ngành Kinh tế gia đình, trường Đại học Sài gòn.
- Phó chủ nhiệm CLB Ẩm thực Việt thuộc Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn.
- Hướng nấu ăn trên các đài HTV7 và HN1, chương trình Món ngon mỗi ngày.
- Đã xuất bản các sách về ẩm thực: "Các món điểm tâm thông dụng” - NXB Phụ nữ – XB năm 2002; "Món ăn đặc sắc” – NXB phụ nữ – XB năm 2003; "Các món ăn miền Nam được ưa chuộng” – NXB Phụ nữ, 2003; "Các món ăn thuần Việt”, NXB Phụ nữ 2010….
- Những thành tựu về quảng bá ẩm thực:
Tham dự tháng ẩm thực Việt Nam tại Kathmandu, Nepal. Giới thiệu trên 50 món ăn Việt Nam trong khoảng thời gian từ 15/12/2004 đến 30/12/2005 cho đối tượng là thực khách, viên chức cao cấp của Nepal và du khách quốc tế.
Giảng dạy chuyên đề Ẩm thực Việt Nam và dạy thực hành món ăn Việt Nam cho sinh viên khoa Lao động - Kỹ thuật trường Đại học Potsdam, Công hòa liên bang Đức từ 1/10/2006 đến 30/11/2006.
Giảng dạy cho sinh viên Đại Học HungKuang, Đài Loan chuyên đề món ăn Việt Nam, giao lưu với các bếp trưởng nổi tiếng của Đài Trung và giảng viên bếp của trường Đại học HungKuang. Giới thiệu và biểu diễn thực hiện 5 món ăn của Việt Nam trước hơn 50 đầu bếp và giảng viên bếp của trường trong khoảng thời gian từ 20/11/2007 đến 26/11/2007.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?