Sống xanh » Ẩm thực xanh
Tiềm ẩn nguy hại vì sữa bò kém chất lượng
(21:52:43 PM 08/05/2014)
Hiện nay, nhiều hộ gia đình thuần túy làm nông nghiệp đã “phá cách” nuôi bò lấy sữa bán ra thị trường mang về thu nhập ổn định, nhưng do chế biến sữa không đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng nên có thể gây bệnh cho người sử dụng.
Sữa không nhãn mác, tái sử dụng các chai nhựa có thể gây hại sức khỏe người sử dụng
Sữa tự nhiên… mất vệ sinh
Sữa bò tươi nguyên chất chứa nhiều dinh dưỡng, giàu vi chất, bổ sung protein, vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng cơ thể đang thu hút nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng nếu khâu vắt sữa, bảo quản không an toàn có thể gây anh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.
Là người thường xuyên sử dụng các mặt hàng liên quan đến sữa bò, chị Nguyễn Huyền Anh kể lại: “Gia đình tôi thường xuyên mua sữa bò về để uống, chế biến sữa chua… Vì đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều canxi và hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa. Thời gian gần đây, mua sữa “trôi nổi” về sử dụng làm rối loạn hệ tiêu hóa, ngộ độc. Lo sợ, nên “tẩy chay” sữa bò không rõ nguồn gốc”.
Cũng theo chị Huyền Anh, giá của sữa bò khá rẻ từ 40.000đ/lít – 50.000đ/lít, có tác dụng giải khát, làm mát cơ thể khi hoạt động quá mức, chứa nhiều vi khuẩn có ích tốt cho sức khỏe.
Vắt sữa không đảm bảo vệ sinh dễ lây truyền dịch bệnh
Thâm nhập vào hộ dân nuôi bò lấy sữa (trên đường Sơn Tây, Hà Nội) PV được chủ nhà đon đả mời chào: “Sữa này do gia đình anh tự sản xuất rất an toàn, nếu em mua buôn anh sẽ để giá rẻ cho em…”. Qua quan sát, thấy nhân viên lấy sữa không đeo gang tay vệ sinh, lấy sữa gần bãi phân của bò, lại trút sữa ra can còn sữa, PV thắc mắc: “Không đeo gang tay vắt sữa là mất vệ sinh, dồn sữa mới với sữa cũ như thế có thể gây bệnh cho người sử dụng…”. “Hôm qua, lấy nhiều sữa quá nên dồn cho đỡ lãng phí, vẫn an toàn không lo đâu” – chủ nhà giải thích. Để làm vừa lòng chủ nhà, PV lấy cớ cần cân nhắc kỹ trước khi giao dịch rồi ra khỏi nơi sản xuất “sữa bò bẩn”, mà lo ngại cho số phận những người tiêu dùng đang, đã sử dụng sản phẩm này.
Nguy hại từ sữa “xịn” không nhãn mác
Theo các chuyên gia, để sữa được an toàn thì từ khi vắt sữa đến chế biến phải là một quy trình khép kín. Vì khi vắt sữa khỏi cơ thể bò, nếu không được làm lạnh (xuống dưới 50C), sau 20 phút chất lượng sẽ bị biến đổi, nhiễm khuẩn nhanh chóng gây hại sức khỏe người sử dụng.
Qua tìm hiểu, người dân khi lấy sữa để bán thì khâu kiểm tra vi sinh, tạp trùng…không có điều kiện để thực hiện. Vì khâu này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại đắt tiền chỉ có doanh nghiệp trang bị. Nếu người tiêu dùng sử dụng nhiều loại sữa không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh có thể bị các bệnh như tiêu chảy, nặng thì bị lao ruột, hay các bệnh lây qua đường tiết dịch, các bệnh về da.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên mua sữa có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng… Tránh tình trạng hám rẻ mua sữa kém chất lượng, không an toàn gây hại cho sức khỏe.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?