»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:22:52 AM (GMT+7)

Tiềm ẩn hương sen trong ẩm thực Việt

(17:24:41 PM 08/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Mỗi bộ phận của sen đều có thể chế biến thành các món ăn khác nhau với những hương vị khác nhau, rất đặc trưng và cuốn hút.

Ảnh minh họa IE

 

Sen có 5 bộ phận chính: tâm sen, hạt sen, cánh sen, lá sen và ngó sen. Mỗi bộ phận của sen đều có thể chế biến thành các món ăn khác nhau với những hương vị khác nhau, rất đặc trưng và cuốn hút.

 

Tâm sen

 

Tâm sen còn gọi là Liên tâm, có vị đắng, tính hàn. Theo các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua việc làm giãn cơ, trơn thành mạch, phòng chống rối loạn nhịp tim, chống oxy hóa.

 

Tâm sen thường được phơi khô, pha trà cùng với hoa cúc, hòe, nhài… Khi dùng tâm sen không nên sao thơm, chỉ cần phơi hoặc sấy khô là được. Mỗi ngày dùng 4-6g, sắc hoặc hãm uống.

 

Dùng tâm sen nấu với hạt sen và củ mài đem sắc uống, thêm chút mật ong sẽ giúp người uống có tinh thần sảng khoái, tránh căng thẳng và ngủ sâu giấc. Tuy nhiên, vì đặc tính lạnh của sen, người mắc các bệnh về tiêu hóa, tỳ vị thì không nên dùng.

 

Hạt sen

 

Hạt sen (còn gọi là Liên nhục, Liên tử) vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ, thận. Hạt sen là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, được dùng trong nhiều đơn thuốc. Ðặc biệt hạt sen còn dùng chữa trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.

 

Hạt sen đem nấu chè cũng được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích bởi vị thơm ngon, đặc sắc. Hạt sen tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, bỏ tâm rồi đem chưng cách thủy với đường phèn thì hương mới thơm. Hạt sen có thể kết hợp nấu thành nhiều món ngon hấp dẫn khác như chè sắn hạt sen, chè sen long nhãn…

 

Ngoài ra, món cơm hạt sen cũng là một món đặc sản của nhiều nhà hàng sang trọng. Người ta coi cơm sen như một nét chấm phá thanh tao trong bàn tiệc. Đĩa cơm sen với lá sen bọc bên ngoài luôn được đặt trang trọng ở trung tâm bàn ăn. Hương thơm dịu dàng tỏa ra khiến lòng người ấm áp, thân quen.

 

Cánh sen

 

Hoa sen là bộ phận đài các nhất của cây sen. Hoa sen là sự tổng hòa của hương-vị-sắc. Cánh sen khum khum hình vòng cung, nhẹ nhàng ôm lấy nhụy sen. Cánh sen không chỉ có tác dụng tỏa hương sắc cho đời, mà còn có tác dụng rất tốt với sức khỏe và làm đẹp.

 

Phụ nữ muốn trở nên đẹp quyến rũ như sen thì hãy tắm với nước cánh sen. Tinh dầu trong cánh sen sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, tái tạo da, lưu thông khí huyết và làm da tươi trẻ. Thử một chút phá cách với món cháo cánh sen cũng có thể cải thiện làn da đang xuống sắc của bạn. Nét đặc biệt ở món cháo sen này không hề có mùi thơm giống trà được ướp nhị sen mà lại có một hương vị rất nhã và lạ.

 

Còn nếu bạn đang gặp phải những lo ngại về căn bệnh viêm xoang, thì có thể sử dụng cánh sen và bạch chỉ phơi khô rồi cuốn như thuốc rồi đốt lấy hơi xông mũi.

 

Cánh sen cũng có tác dụng trong ướp trà sen. Trong số chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng một lần ngây ngất trước hương thơm trà sen. Trà sen chính là trà được ướp trong bông sen. Trà thường được ướp vào ban đêm. Người ta chọn những bông sen to đẹp và thơm nhất để ướp. Trà được bỏ vào trong lòng hoa và đầu cánh hoa được buộc lại. Hương thơm của cánh và nhụy sen sẽ hòa quện, thấm đượm vào từng cọng trà. Trà sẽ thơm ngon đậm đà hơn nếu được pha với nước sương buổi sớm được lấy từ lá sen. Người Việt quan niệm đó là tinh hoa của trời đất, là sự giao hòa của con người và thiên nhiên. Sương sớm thể hiện sự thanh khiết, trong lành.

 

Lá sen

 

Với những đặc điểm khó lẫn của lá sen như to bản như tai voi, hình tròn và gân lá từ giữa tỏa ra xung quanh, lá sen cũng có hương thơm đặc trưng của sen. Lá sen mà dùng để gói cơm hạt sen, gói xôi, gói cốm thì quả là một kết hợp tuyệt vời. Từng hạt xôi, hạt cốm dẻo thơm nằm gọn trong chiếc lá thơm ngát, thật hấp dẫn. Ở đây, lá sen không chỉ là trang trí mà còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, an thần, giải độc cho cơ thể.

 

Lá sen còn được dùng nhiều trong trị bệnh như trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao. Chữa các chứng cảm sốt mùa hè, sốt xuất huyết thể nhẹ. Trà lá sen còn dùng để hạ cholesterol và chữa bệnh béo phì. Uống ước cốt lá sen pha loãng còn có tác dụng chữa say nắng, nôn mửa, nhiệt miệng.

 

Ngó sen

 

Ngó sen chính là phần gốc rễ của cây sen. Sống chìm sâu trong bùn đất. Bị ngăn cách với mặt trời phía bởi nước và bùn nên ngó có màu trắng ngà, vị ngọt bùi, có tác dụng thanh nhiệt, tỉnh rượu, thông huyết nhờ chứa hàm lượng chất sắt và tannic. Ngó sen tươi (bỏ đốt) 500g, gừng sống 500g (bỏ vỏ) cho vào vải sạch vắt lấy nước, ngày uống 2- 3 lần sẽ trị được cảm mạo mùa hè, viêm ruột, phát nhiệt.

 

Ngó sen rất tốt trong việc tăng cường sức sống tế bào, giúp da dẻ hồng hào, nâng cao thể lực. Ngó sen để nguyên vỏ xay nhuyễn, ép lấy nước uống tốt để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, lao, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh... Những người suy nhược cơ thể, suy nhược tuổi già, dùng củ sen tươi nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều, mỗi lần độ 100gr.

 

Có rất nhiều người nghĩ về Việt Nam là nghĩ về hoa sen, một dân tộc có tính tự lực, tự cường, luôn mang một cốt cách cao quý. Sen mang trong mình nét lộng lẫy, quyến rũ hiếm có. Thêm vào đó, chúng ta không thể phủ nhận những đặc tính hữu ích với sức khỏe con người của hoa sen.

Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt, là biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo phương Đông. Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một sự thanh cao, tươi sáng. Sen đã đi vào văn hóa, nghệ thuật Việt ở nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc, văn học đến ẩm thực, hội họa.
HƯỚNG DƯƠNG (VAAC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiềm ẩn hương sen trong ẩm thực Việt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI