»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:10:10 PM (GMT+7)

”Sát thủ” cây xanh trở thành món ăn đệ nhất miền Tây Tin ảnh

(14:23:09 PM 04/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Từ lâu, các con đuông sống trên cây dừa, chà là… được người dân bắt, chế biến thành các món ăn và được thiên hạ “xưng tụng” là món ăn đệ nhất miền Tây. Tuy nhiên, nhiều người thấy thân hình loài này đã phát nôn, nói chi đến việc “ăn tươi, nuốt sống”.

Đuông là ấu trùng của loại bọ cánh cứng chuyên đục phá trên các cổ hũ non mềm ở ngọn cây chà là, cau, dừa, đủng đỉnh…Tùy mỗi loại cây sẽ được các giống bọ cánh cứng khác nhau ưa chuộng.


Đến mùa sinh sản, bọ cánh cứng đục lỗ trên ngọn cây và đẻ trứng vào. Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hóa thành đuông có hình dạng giống con sâu béo mập. Đuông trưởng thành, tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 cm đến 5 cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa) và vào thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn.


Để bắt chúng, người dân chỉ cần quan sát chòm lá trên ngọn cây chà là, dừa, cau… bị héo và đổ gục xuống thì biết cây đó có đuông. Khi đó, người dân thường bắt bằng cách leo lên chặt cả ngọn cây (vì cây bị đuông ăn thì không thể sống tiếp) hốt trọn ổ đuông mang về nhà. Với đuông dừa, một ổ đuông có thể lên đến hàng trăm con. Còn đuông chà là, cau thì số lượng khiêm tốn hơn, chỉ vài con.


Anh Nguyễn Văn Phúc – xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) vừa bắt được ổ đuông dừa cho biết: “Thấy cây dừa héo đọt, tôi đến xem và nghe tiếng rào rào ở bên trong thân dừa (cây dừa cao chỉ 1m). Tôi biết chắc là đuông đã ăn củ hũ dừa nên cây chết. Để bảo vệ các cây dừa khác, tôi bổ đọt cây dừa, bắt cả trăm con đuông mang về làm món xào hành, tẩm bổ”.

Ngoài ra, theo anh Phúc cũng như nhiều hộ trồng dừa ở miền Tây cho biết, thời gian gần đây đuông dừa xuất hiện trở lại, vì thế để bảo vệ dừa, người dân phải phun thuốc phòng đuông. Nếu không đuông tấn công, chỉ còn cách chặt cây dừa để trồng cây dừa khác.


Theo tuyên truyền, đuông dừa được nhân gian xem là “sơn dương trùng”, do vậy đuông dừa đã từng trở thành món ăn được cung tiến cho hàng đế vương. Và hiện nay, đuông dừa được chế biến thành các món ăn dân dã như: nướng, xào, nấu cháo, hấp xôi… và cả nhúng nước mắm ăn sống để bồi dưỡng cơ thể. Do vậy, hiện nay nhiều tay “sành ăn” sẵn sàng bỏ ra nửa triệu đồng để thưởng thức món đệ nhất miền Tây.


Với nhiều người khi được thưởng thức các món chế biến từ đuông dừa xem như là “may mắn”, vinh dự (vì có nhiều người cả đời cũng chưa thưởng thức được món này), tuy nhiên, có rất nhiều người khi thấy thân hình mềm nhũn, bò lúc nhúc của chúng là đã nôn thốc, nôn tháo… Nói chi đến việc “ăn tươi, nuốt sống” loài bọ được xem là “sát thủ” cây xanh này.


'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Anh Phúc vừa hạ một cây dừa  vì đã bị héo đọt do đuông tấn công
'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Đuông dừa có mau vàng nhạt như thế này
'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Đây là giai đọan béo ngậy của loại đuông dừa
'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Mỗi ổ đuông trên cây dừa có thể lên đến cả 100 con đuông
'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây

'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Một con đuông đã quá già, thành con bọ cánh cứng thế này


'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Người nhà anh Phúc bắt đầu chế biến món đuông xào củ hành

'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây

Trước khi xào, người ta cho đuông tắm bột
'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Thông thường người chế biến áp mở đuông trước, sau đó mới cho củ hành vào
'Sát[-]thủ'[-]cây[-]xanh[-]trở[-]thành[-]món[-]ăn[-]đệ[-]nhất[-]miền[-]Tây
Hiện nay, mỗi con đuông có giá từ 10.000 - 15.000 đồng. Do vậy, một đĩa đuông xào hành như thế này có giá hơn nửa triệu đồng

Theo Nguyễn Hành (Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: ”Sát thủ” cây xanh trở thành món ăn đệ nhất miền Tây

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI