Sống xanh » Ẩm thực xanh
Ra Phú Quốc ăn ốc nhảy
(22:51:08 PM 15/07/2013)Vừa đặt chân đến Phú Quốc, sau khi nhận phòng và ăn trưa xong, chiều đến, đoàn chúng tôi liền đi ra chợ Dương Đông để tìm mua đặc sản biển. Chẳng rõ thời tiết mùa này như thế nào mà khắp nơi - từ đầu đến cuối chợ - ngồn ngộn những đống ốc.
Chúng có màu vàng nâu nhạt, to cỡ ngón tay cái, miệng rộng, không có mài, dài khoảng 5-6 cm đang lè lưỡi (xúc tu) bò vươn xa và bị rớt lộp độp xuống đất, trông rất ngộ nghĩnh.
Anh Trần Văn Út, ngụ tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, cho biết, đó là loại ốc nhảy. Đúng như tên gọi của nó, khi gặp vật lạ, chúng thường vươn đầu ra xa, trên đầu có một gai nhọn bám chặt vào vật thể khác để tạo đà nhảy xa.
Sở dĩ, mùa này ốc nhiều vì mùa Nam biển động, ốc nhảy thường nổi lên mặt cát biển. Mùa Bắc, biển yên, ốc vùi sâu dưới cát nên khó bắt.
Muốn bắt được ốc nhảy cũng khá vất vả, cần phải trang bị ống hơi ngậm nơi miệng, trước cổ là chiếc vợt lưới lặn sâu xuống đáy biển bắt bằng tay cho vào vợt. Khi bắt được khoảng 25 kg kéo vợt lên cho vào túi lưới cột chặt.
Mỗi sáng trong ngày, từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cả nhóm 4 người giong thuyền ra khơi đánh bắt khoảng 400-500 kg, bán cho mối được 3-4 triệu đồng (giá sỉ hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg). Bình quân thu hoạch trong ngày khoảng 400.000-500.000 đồng/người.
Ốc nhảy khi đánh bắt về không mang ra chợ bán ngay, mà phải ngâm từng bao ốc xuống những tảng đá nơi mé biển để rửa sạch cát và cho ốc nhả hết những chất dơ. Sáng hôm sau mới mang ra chợ.
Cũng theo anh Út, so với các loại ốc biển khác, ốc nhảy không những thịt dai giòn, thơm ngon, hấp dẫn mà giá cả lại tương đối rẻ. Giá bán tại chợ hiện từ 25.000-30.000 đồng/kg. Muốn thưởng thức “hương vị nguyên sơ” thì ta có thể chế biến ốc nhảy luộc sả chấm muối tiêu chanh.
Còn nếu thích “vẽ duyên” hơn một chút thì làm gỏi bắp chuối ốc nhảy. Nên lưu ý rằng, con ốc nhảy nơi phần đầu thịt ốc có một gai nhọn (giống như gai quýt), nên cẩn thận gỡ bỏ phần gai này trước khi ăn, nếu để sót sẽ bị hóc cổ.
Riêng chế biến món gỏi ốc nhảy trộn bắp chuối hơi tốn công một chút. Công đoạn đầu là phần luộc ốc. Sau khi ốc chín, chờ nguội, dùng que nhọn lể ốc cho vào tô. Bắp chuối xiêm xắt mỏng ngâm vào nước lạnh có vắt chút nước cốt chanh (để ghém không sẫm màu), vớt ra để ráo. Phi mỡ (dầu), tỏi thơm và cho thịt ốc nhảy vào xào sơ, để ra thau.
Trộn đều hỗn hợp (bắp chuối ốc nhảy rau răm) cùng gia vị (nước cốt chanh đường nước mắm) vừa khẩu vị, múc ra dĩa. Cuối cùng, làm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt và rắc vào dĩa vài nhúm đậu phộng rang giã giập là xong!...
Thật lãng mạn, trong khung cảnh hoang sơ nơi bãi biển với tiếng sóng vỗ rì rào phía sau Dinh Cậu cùng các“chiến hữu” trải tấm bạt ngồi thưởng thức món ốc nhảy luộc và gỏi ốc nhảy trộn bắp chuối thơm lừng.
Vị ngọt, dai giòn, thơm của thịt ốc nhảy hoà cùng vị chan chát, cay cay của bắp chuối, rau răm… lan toả vào miệng, thấm vào tận lưỡi. Thêm một cốc rượu sim - đặc sản Phú Quốc - đưa lên môi đánh “trót” một cái, thật là một chuyến du lịch đầy thích thú nơi đảo ngọc...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?