Sống xanh » Ẩm thực xanh
Phát hiện sữa đậu nành nhiễm khuẩn gây hại cho người tiêu dùng
(21:53:14 PM 19/08/2014)
Sữa đậu nành nhiễm khuẩn gây hại cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa
Theo tìm hiểu, vào ngày 14/8/2014, Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm (CFS) thuộc Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường (FEHD) Hồng Kông đã thông báo hai loại sữa đậu nành đóng chai của cùng một thương hiệu bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus. Mặc dù hạn sử dụng của sản phẩm và các thông số kĩ thuật khác đã được kiểm duyệt theo quy định của CFS, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các cơ quan chức năng kêu gọi cộng đồng nên ngưng sử dụng sản phẩm.
Các sản phẩm bao gồm: sữa đậu nành Pre-germinated Organic Soybean Drink with Brown Rice, có trọng lượng 500 ml/mỗi chai, ngày sản xuất 13 - 8 – 2014 có xuất xứ tại Hong Kong. Ngoài ra, sữa đậu nành Organic Black Bean Drink, dung tích 500ml/mỗi chai, ngày sản xuất 13 – 8 – 2014 cũng do Hong Kong sản xuất bị nhiễm độc. Cả hai sản phẩm này đều thuộc thương hiệu HealthWorks.
"Tại cuộc điều tra trong một báo cáo truyền thông, CFS đã thu thập 12 mẫu thực phẩm và sáu mẫu môi trường ở cả cấp độ nhà bán lẻ và nhà sản xuất để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, tất các các mẫu môi trường đều đạt chuẩn, tuy nhiên có 4 mẫu thực phẩm (ba loại sữa đậu nành kết hợp với gạo lứt và một loại thức uống đậu đen) chứa vi khuẩn Bacillus cereus với những hàm lượng khác nhau, trong khoảng 210 000 - 600 000/ml. Điều này vượt mức quy định trong “Luật định về vi sinh trong thực phẩm", một phát ngôn viên của CFS cho biết.
Theo "Quy định vi sinh trong thực phẩm" do CFS ban hành thì sản phẩm có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nếu thực phẩm chứa lượng Bacillus cereus trên 100 000/ gram. "CFS đã ban hành lệnh cảnh báo đối với nhà sản xuất có liên quan, đồng thời quyết định dừng ngay việc buôn bán và sản xuất sản phẩm bị nhiễm độc nhằm rà soát và cải thiện quá trình sản xuất.
Nhà sản xuất cũng bắt đầu thu hồi các lô sữa đậu nành bị nhiễm độc. Để đảm bảo an toàn, nhà cung cấp cũng sẽ tạm ngưng việc buôn bán và sản xuất các loại đồ uống khác trên cùng dây chuyền đó và thu hồi sản phẩm. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể gọi điện trực tiếp đến công ty để tìm hiểu thông tin chi tiết”, người phát ngôn cho biết thêm.
Và đương nhiên, CFS sẽ đưa ra mức độ truy tố dựa trên kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm.
Bacillus cereus thường tìm thấy trong môi trường. Chúng có thể sản xuất nhiều độc tố khác nhau gây ra hai loại ngộ độc thực phẩm.
Hiện tượng nôn (hoặc có dấu hiệu buồn nôn) do nhiễm độc là từ một loại độc tố bền vững trong nhiệt trước khi xuất hiện trong thực phẩm gây ra. Với điều kiện chế biến thực phẩm hoặc dự trữ đồ ăn không hợp vệ sinh, như lưu trữ thức ăn ở nhiệt độ phòng quá lâu, môi trường có thể khiến lượng vi khuẩn Bacillus cereus tăng trưởng đồng thời sản xuất độc tố. Thêm nữa, hiện tượng ngộ độc khác là tiêu chảy do ăn phải một lượng lớn vi khuẩn Bacillus cereus gây ra độc tố trong ruột.
Vì vậy, ngoài việc khuyến cáo người tiêu dùng không tiêu thụ các lô sữa đậu nành nhiễm khuẩn, phát ngôn viên cũng nhắc nhở người dân nên đi thăm khám kịp thời nếu cảm thấy có dấu hiệu ngộ độc sau khi dùng sản phẩm nêu trên.
Phát ngôn cho biết thêm: "FEHD sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình và có hành động phù hợp, như đẩy mạnh tần suất kiểm tra các nhà máy thực phẩm có liên quan, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng."
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?