Sống xanh » Ẩm thực xanh
Măng trúc, của lạ Yên Tử
(04:59:57 AM 03/03/2013)Măng trúc được bày bán dọc đường lên Yên Tử
Ngược lại, vào mùa lễ hội kéo dài hết mùa xuân hàng năm, lại có trăm đôi chân dẻo dai khác không hề bước lên cáp treo, mà hàng ngày họ leo bộ lên những bậc cấp, trong đó có những đoạn đường rất cheo leo, là những hòn đá trơn trợt bám vào nhau để kiếm sống bằng nghề săn lùng hái lượm để bán đủ thứ cho khách hành hương. Đối với họ, cánh rừng trúc Yên Tử bạt ngàn và hiểm nguy kia là miếng cơm manh áo. Đó là những người hái măng và bán măng trên Yên Tử. Bên cạnh đó, trong cánh rừng bạt ngàn Yên Tử còn rất nhiều cây cỏ dược liệu, những cây cỏ này cũng được những người khai thác hái, đào… đem ra bán phục vụ khách du lịch. Trong cuộc hành trình đến Yên Tử, việc mua măng trúc hay nhiều thứ khác cũng là cái thú của người hành hương.
Chỉ cần bước chân vào con đường vào suối Giải Oan là đã gặp những người bán măng. Những người bán măng ngồi, đứng đủ kiểu mời chào khách mua măng. Loại măng trúc rất bé, để hái được chúng để bày bán giữa một lượng hàng trăm người chen lên núi, len vào những triền dốc thì thấy những người bán măng đã phải gian khó như thế nào để có vài ký măng để bán cho cho du khách.
Những người bán măng và bán nhiều loại khác như khoai mài, các loại lá thuốc, rễ cây, nấm linh chi và nhiều cây cỏ hái từ trong rừng Yên Tử , bắt đầu bày bán từ mờ sáng, khi có người khách đầu tiên chạm đến miền đất thiêng này. Ngạc nhiên hơn khi lên tới tận con đường đầy gian nan để chạm gặp chùa Đồng, trong mây vờn và không khí lạnh buốt cũng bắt gặp cả mấy chục người bất kể trắc trở, bày hàng trên các gộp đá, mời chào khách mua. Có thể nói là mỗi người bán hàng trên đỉnh núi cao vời vợi của đỉnh Yên Tử cũng đã trở thành một vị bác sĩ khi họ chỉ định rành rọt các loại cây cỏ có công dụng chữa bệnh cho khách hành hương.
Măng trúc Yên Tử có thể được coi như là một đặc sản trong cuộc hành trình dừng chân Yên Tử. Có người tin rằng mua măng ở độ cao 1.600 m sẽ ngon hơn mua măng dưới chân núi. Những người bán măng cũng sẵn sàng mang măng đi theo khách nếu mua số nhiều để đem đến tận cáp treo. Giá bán có khi bằng ký, nhưng thịnh nhất là bỏ trong bao bì với giá 10 ngàn đến 20 ngàn đồng một bao. Để có được một lượng măng vài trăm ký mỗi ngày hoặc có khi hơn phục vụ du khách, những người hái măng lùng sục khắp rừng bằng sức mình. Có người ở lại cả tuần lễ, và họ quen đường sá núi rừng ở đây như ở nhà. Mỗi mùa lễ hội, có người kiếm cả chục triệu nhờ việc khai thác rừng trúc Yên Tử và các loại cây thuốc, củ quí trong rừng.
Tôi đã ăn thử loại măng trúc Yên Tử. Măng luộc lên chấm với muối mè có hương vị riêng, khác với măng trong rừng khác. Măng Yên Tử cũng đã thoát khỏi rừng và trở thành đặc sản của nhiều nhà hàng quanh vùng. Măng đã được chế biến thành măng ngâm chua trong lọ cho khách tỉnh xa mua về làm quà. Một người buôn bán lý luận rằng nếu không khai thác măng thì rừng trúc Yên Tử khó phát triển. Còn những người quản lý thì không thể ngăn chặn lực lượng cả vài trăm người vào rừng Yên Tử, đủ mọi cách đào xới tìm măng và cây dược liệu. Du khách lại thích thú với đặc sản Yên Tử trong cuộc hành hương của mình..Vì thế, trên con đường cao vòi lên núi Yên Tử đã trở thành con đường buôn bán cỏ cây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?