Sống xanh » Ẩm thực xanh
Làng chế biến “Vũ nữ chân dài” hốt bạc trong mùa Tết
(10:35:33 AM 02/02/2015)Làng làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên (An Giang) có hơn 50 hộ chuyên sống bằng nghề soi nhái đem về làm khô.
Sau khi lột da nhái xong, cần phải đem đi rửa nước sạch.
Khô nhái, vốn được giới ăn nhậu đặt cho những cái tên mỹ miều “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia” hay “cô gái chân dài”… bán giá từ 400.000 -500.000 đồng/kg. Khô nhái đang rất hút hàng trong những ngày cận Tết.
Để có sản phẩm làm ra khô nhái, thanh niên ở xã Vĩnh Trung mỗi đêm khuya phải lặng lội đi soi nhái ở ngoài đồng để đem về làm khô “vũ nữ chân dài”. Đây là một nghề vô cùng vất vả nhưng thu nhập khá cao. Một người siêng năng chịu khó, mỗi đêm có thể kiếm từ 50 - 12kg nhái tùy mùa, cho thu nhập bình quân 200.000 đồng/người.
Đồ nghề săn nhái là cây vợt lưới dầy, cán vợt được làm bằng thân cây trúc to bằng ngón dò cái và có chiều dài hơn 2m.
Trong đêm tối hun hút, người soi phải thật nhanh tay, lẹ mắt, thường xuyên căng mắt, theo dõi cử động của từng con trước khi chụp.
Khi nào đầy vợt người ta mới mở miệng túi cho nhái vào giỏ và cứ thế tiếp tục lần mò từ ruộng này qua ruộng khác, có khi phải lội qua các xã ấp vùng sâu, vùng xa hàng chục km.
Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá ngộ nghĩnh nhưng không kém phần dí dỏm “cô gái chân dài”, “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia”.
Chị Nguyễn Thị Tươi, một người chuyên sản xuất khô nhái ở xã Vĩnh Trung, cho biết muốn cho khô nhái đạt chất lượng cao chị phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều trước khi phơi.
Thông thường ướp khô nhái với nhiều gia vị phải để từ 1,5 - 2 tiếng mới vớt nhái ra phơi. Như vậy gia vị thấm vào thịt nhái ăn mới ngon.
Khô nhái là một loại khô được chế biến từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên. Đây là một loài động vật hoang dã thường sống thành đàn và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng hoặc dưới chân núi, nhiều nhất là mùa mưa.
Anh Lê Thanh Dũng, một người chuyên săn nhái, cho biết khô nhái xuất phát đầu tiên từ nước bạn Campuchia đưa sang. Sau đó đến lượt bà con vùng Bảy Núi làm theo. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng ở miền Tây.
Hiện nay, tại ấp Vĩnh Hạ, xã Vịnh Trung, huyện Tịnh Biên có khoảng 50 người sống bằng nghề soi nhái để cung cấp nhái thịt cho 5 cơ sở sản xuất khô.
Chị Trần Thị Mai Xuân phấn khởi cho biết vào mùa mưa, nhái xuất hiện nhiều mỗi ngày gia đình chị làm được 15kg nhái khô. Còn mùa nắng chỉ khoảng 4 - 5kg, không đủ hàng để giao.
Giá nhái khô hiện thời 540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 650.000 đồng/kg mà không có hàng để bán. Khô nhái phơi dưới ánh nắng khoảng 8 - 9 tiếng là có thể bán.
Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít món khô nào qua mặt được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?