Sống xanh » Ẩm thực xanh
Giá sạch kêu oan
(13:17:29 PM 30/11/2012)
Anh Phạm Hiếu Nam khẳng định chưa hề dùng hoá chất để ủ giá.
Lần đầu tiên, hàng trăm hộ dân làm nghề ủ giá truyền thống sống dọc theo các triền sông ở tỉnh Quảng Ngãi gửi đơn đến cơ quan hữu trách, xin được “minh oan” cho cọng giá quê mình. Bởi, từ khi có thông tin một số cơ sở dùng hoá chất “lạ”, xuất xứ từ Trung Quốc để ủ giá, khiến thực khách quay lưng lại với thức ăn dân dã, bổ dưỡng này, đẩy hàng trăm người làm giá sạch vào bế tắc.
Nỗi oan giá sạch Vạn đò
Những năm gần đây, trước “sức ép” lên đô thị loại 2 vào năm 2015, thành phố Quảng Ngãi phát triển ồ ạt. Các quán phở bò, phở bắc, hủ tiếu, nhậu bình dân mọc lên khắp nơi. Các quý ông sau một đêm “mất ngủ”, sáng ra ăn phở không quên gọi kèm đĩa giá trụng (nhúng qua nước sôi) để nhanh phục hồi phong độ. Giá sạch là món ăn rẻ tiền lại bổ dưỡng, nên được các bà nội trợ ưu tiên khi đi chợ. Nhờ vậy, người làm giá sống được với nghề.
“Nỗi oan” của giá sạch “nảy mầm” khi đoàn kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi phát hiện cơ sở sản xuất giá “công nghiệp”, quy mô lớn của gia đình ông Bùi Thanh Tùng (ở thôn Phú Lễ 1, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) dùng một loại hoá chất xuất xứ từ Trung Quốc nhằm rút ngắn thời gia ủ giá, cho “ra lò” các mẻ giá không rễ, thân trắng mập, mọng nước, nhìn ra vẻ bắt mắt để đánh lừa người tiêu dùng. Thông tin này lan trên mặt báo đã đẩy những người làm giá bãi (giá làm ở bãi sông) lâm cảnh điêu đứng.
Anh Phạm Hiếu Nam - ở xóm Vạn - than thở: “Cái anh “giá nhà quê” coi nhỏ con vậy nhưng khó tính cực kỳ. Trong thời gian ủ, nếu những đụn cát hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn hay mua phải đậu xanh lép, nứt vỏ thì cọng giá sẽ mềm nhũn, èo uột ngay. Sau khi thu hoạch, người làm giá phải chọn nơi khác để tiếp tục công việc, chứ không thể ủ hoài một chỗ, vì lớp cát cũ đã nhiễm bẩn, cọng giá không phát triển được”. Cọng “giá nhà quê” tuy bộ rễ lằng ngoằng và có phần thô ráp so với “giá công nghiệp” nhưng lại mang vị ngọt tự nhiên, tốt cho sức khoẻ, làm mát lòng cả những thực khách khó tính nhất.
Nói đoạn, anh Nam cào bung lớp cát trước mặt, bới lên mớ giá trắng muốt: “Làm nghề ủ giá trên bãi sông mà trộn hoá chất vô, nghĩa là anh tự hất đổ nồi cơm của mình. Chính vì thế, mấy chục năm sống bằng nghề ủ giá, tui chưa bao giờ nghĩ, chứ nói gì đến chuyện dùng hoá chất để “ép” cây giá sinh trưởng theo ý mình”. Sau câu nói chắc nịch ấy, anh chùng giọng: “Hồi chưa có thông tin giá nhiễm bẩn, một ngày, vợ chồng tui ủ 30kg đậu xanh. Giá làm ra đến đâu, bỏ mối sạch veo đến đó. Còn bây giờ, các quán ăn chỉ lấy cầm chừng, nên dù chỉ ủ 10kg đậu xanh mỗi ngày, nhưng vợ tui phải chạy chợ từ sáng đến tối mà vẫn không bán hết được, đành mang về, gạt nước mắt đổ đi”.
Cạnh đó, chị Phan Thị Huyền đang xục xạo rửa giá dưới dòng nước trong mát được chồng chị bơm lên từ giếng khoan nằm cạnh bãi giá. Chị không buồn nhìn mặt khách, phân bua: “Hơn 30 năm lành lẽ với nghề, tui chưa bao giờ nghĩ rằng, làng nghề lại trở nên xao xác như bây giờ, bởi tui nghĩ đơn giản rằng, cứ làm ăn đàng hoàng thì sẽ nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Đằng này, chỉ một số cơ sở làm giá nhiễm bẩn đã khiến người tiêu dùng dè dặt, e ngại, thậm chí tẩy chay món giá sạch, đẩy hơn 100 hộ dân ủ giá truyền thống ở xóm Vạn lâm vào bế tắc. Quả thật, chúng tôi bị oan, cọng giá sạch sông Trà đang bị oan”...
“Giải oan” cho giá sạch
Thấy bữa cơm chiều có đĩa giá quê xào, tôi bèn đem chuyện giá nhiễm bẩn phiếm với vợ. Vợ ra chiều thông cảm: “Cọng giá quê sạch, ngọt bị tẩy chay, một phần cũng do nhu cầu của người tiêu dùng. Hễ vào quán ăn hoặc mua về nhà, ai cũng yêu cầu giá không rễ, thân mập, bọng nước mà đâu biết rằng loại giá “công nghiệp” ấy đã nhiễm bẩn lâu rồi. Có cầu ắt có cung. Trong thời buổi này, những người làm giá thiếu lương tâm không khó để tìm mua các loại hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán công khai khắp nơi, trước sự bất lực của cơ quan có nhiệm vụ “gác cổng”, chốt chặn các loại hóa chất nguy hiểm tuồn vào thị trường trong nước”.
Chuẩn bị ủ giá đỗ sạch. |
Vợ tiếp: “Em vẫn luôn đặt niềm tin rằng, những mớ giá còn ướt đẫm sương đêm trong những đôi quang gánh oằn vai các chị, các bà đi chợ sớm là những cọng giá sạch nhất. Sạch và lành như tấm lòng của những bà mẹ quê...”. Tôi chỉ biết im lặng tán đồng trước “lý sự” của vợ.
Để hóa giải “nỗi oan giá sạch”, mới đây, các hộ dân ở xã Đức Lợi, Đức Tân (Mộ Đức), Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa), Hành Thuận (Nghĩa Hành) chuyên ủ giá ven sông Vệ và hơn 100 hộ dân xóm Vạn, thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) ủ giá trên sông Trà Khúc đồng loạt ký tên vào lá đơn mời đoàn thanh-kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi về kiểm tra chất lượng giá ủ của gia đình mình.
Kết quả kiểm tra đã chứng minh, giá của họ không hề có hóa chất độc hại, được ủ đúng với kiểu truyền thống. Tức là, cứ vào mỗi buổi chiều tà, bà con lục đục cuốc, xẻng, kéo nhau ra bãi sông, chọn các vị trí thuận lợi để đào các ô cát tròn như chiếc thúng, sau đó, rắc đều từng lớp đậu xanh chen với từng lớp cát mỏng, rồi thường xuyên lấy nước sạch ở các giếng khoan ngay sát bãi giá, tưới đều đặn từ 4 đến 5 ngày, đêm thì thu hoạch, đem ra chợ bán. Cọng giá đậu xanh ở các bãi sông này, vì thế, không hề “ăn” bất kỳ thứ gì ngoài nguồn nước sạch quanh vùng.
Ông Võ Duy Loan - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: Chi cục sẽ thường xuyên cử cán bộ kiểm tra đối với các hộ dân đã ký cam kết không dùng hóa chất để ủ giá, đồng thời, khuyến cáo các đầu mối thu mua giá yêu cầu những người làm giá trưng ra các giấy tờ này để chứng minh họ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất giá, bán ra thị trường.
“Tôi tin tưởng những người làm giá truyền thống ở các bãi bồi ven sông Vệ, sông Trà không hề sử dụng hóa chất để ủ giá. Bởi, hơn ai hết, họ ý thức được rằng, sự trường tồn của bất cứ làng nghề nào cũng xuất phát từ cái tâm của người trong nghề, nhất là những làng nghề truyền thống, chuyên làm ra các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người” - ông Loan khẳng định.
Cách phân biệt giá sạch và giá nhiễm bẩn Ông Lê Văn Biên - Phó Chi cục trưởng kiêm Chánh Thanh tra Chi cục BVTV Quảng Ngãi - cho biết: Ngày 20.11.2012, chúng tôi kết thúc việc phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho người làm giá cam kết không sử dụng hóa chất. Việc làm này nhằm phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời thông tin cho người tiêu dùng an tâm, không nên vì một vài cá nhân, cơ sở làm ăn gian dối mà tẩy chay giá đỗ sạch, tốt cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến nghề truyền thống của nhiều vùng sản xuất, mất nguồn thu nhập chính đáng của một bộ phận dân cư. Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi đã có hướng dẫn cách nhận biết giá sạch và giá nhiễm bẩn gửi đến các cơ quan báo, đài và các địa phương để thông tin đến người tiêu dùng, cụ thể: |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?