Sống xanh » Ẩm thực xanh
Chuyện uống bia và lạm quyền
(12:51:17 PM 13/09/2015)Văn bản hỏa tốc là giấy mời tham dự lễ hội "Tôi yêu bia Sài Gòn" của UBND tỉnh Hà Tĩnh
Chuyện nghe như đùa, nhưng lại có thật.
Muốn hiểu được thì phải đặt câu chuyện trong khung cảnh đặc thù. Số là chính quyền tỉnh phát động phong trào ủng hộ việc tiêu thụ bia của một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh nhà.
Thế rồi có cuộc liên hoan được một cơ quan công tổ chức và trong cuộc liên hoan này, hầu hết đều uống đúng loại bia được khuyến khích dùng, còn bảy người đã gọi bia khác.
Ứng xử của bảy người này đã bị coi là cá biệt, lệch chuẩn do đi ngược lại chủ trương chung của tỉnh nhà, đáng bị kiểm điểm!?
Nếu tỉnh ủng hộ bia nhà bằng một văn bản pháp lý chính thức, được ban hành nhân danh nhà chức trách công thì câu chuyện trở nên đơn giản: ủng hộ như thế là vi phạm Luật cạnh tranh, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, và không thể được chấp nhận. Được biết địa phương đã từng ban hành một văn bản như thế nhưng sau đó đã hủy bỏ.
Bây giờ, việc ủng hộ được phát động bằng chủ trương, bằng phong trào. Hô hào, cổ vũ mọi người làm việc gì đó không trái luật, không trái thuần phong mỹ tục là quyền của mỗi người, mỗi chủ thể.
Chính quyền có quyền kêu gọi người dân địa phương ưu tiên dùng hàng được sản xuất tại địa phương, cũng như Nhà nước có quyền kêu gọi người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Song, nếu hô hào, kêu gọi mà người ta không hưởng ứng thì... thôi. Nhiều lắm, người kêu gọi, hô hào có thể chỉ trích, phê phán người không hưởng ứng, nói chung là bày tỏ thái độ không hài lòng về mặt xã hội; nhưng tuyệt đối không được dựa vào quyền lực công, đặc biệt là trật tự quản lý thượng cấp - thuộc quyền để trấn áp, chế tài đối với người không làm theo lời kêu gọi, hô hào.
Có thể việc làm tường trình của những cán bộ lỡ uống “bia người khác” là việc thực hiện trong khuôn khổ trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật theo quy định của đoàn thể mà họ là thành viên, chứ không phải của chính quyền.
Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì cũng không thể phủ nhận hơi hướng của công quyền trong vụ xử lý này, bởi biện pháp xử lý có thể dẫn đến những hệ quả xấu liên quan đến quyền lợi pháp lý của công chức, viên chức (hạ bậc thi đua, giảm lương, giảm thưởng...).
Rốt cuộc, từ việc đó, có thể ghi nhận sự can thiệp không bình thường của nhà chức trách công trên mặt trận cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Sự can thiệp giúp cho doanh nghiệp này được hưởng lợi nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức của chính quyền; còn doanh nghiệp khác bị đẩy vào thế yếu do không được chính quyền ủng hộ.
Ở một góc nhìn khác, việc xử lý cán bộ do hành vi không chịu uống “bia nhà” còn khiến người ta quan ngại về xu hướng mở rộng phạm vi quản lý của công quyền đến những phần không gian xã hội vốn thuộc đời sống riêng tư của con người.
Uống bia trong bữa ăn, dù là nhân dịp ăn tiệc có nhiều người, là hành vi mang tính chất sinh hoạt hằng ngày và không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp.
Suy cho cùng, chẳng ai dựa theo chính sách, luật pháp để mời nhau một ly rượu, một ly cà phê để kết bạn, để yêu nhau. Xã hội luôn có những khoảng không gian mà luật pháp, chính sách không thể can thiệp vào, có những giao tiếp mà luật pháp, chính sách không thể tác động đến.
Sự can thiệp, tác động của luật pháp, chính sách mà vượt quá một ranh giới nào đó sẽ khiến đời sống xã hội có nguy cơ bị hành chính hóa và đó là điều kỳ cục.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?