»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:58:39 AM (GMT+7)

Cá nóc cực độc có giá cực đắt ở Nhật Bản Tin ảnh

(16:03:40 PM 25/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Cá nóc ở Nhật Bản được coi là đặc sản, giới sành ăn sẵn sàng bỏ "núi tiền" để thưởng thức dù chất độc của nó có thể khiến mất mạng.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản

Cá nóc Nhật Bản (hay còn gọi là Fugu) được giới đại gia sành ăn coi là sơn hào hải vị, có mức giá cao ngất trời nhưng cũng là thực phẩm tiềm ẩn sự độc hại có thể đoạt mạng người nếu không chế biến cẩn trọng.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Lượng độc tố có trong gan, buồng trứng, trứng và thận cá nóc có thể "hạ thủ" 5 người đàn ông khỏe mạnh cùng một lúc. Chất độc Tetrodotoxin của cá nóc chỉ cần lượng 1 miligram cũng đủ khiến người ăn phải thiệt mạng trong vòng 4-6 tiếng.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Các đầu bếp được cấp phép mới được chế biến món ăn này. Họ phải biết từng loại cá nóc sẽ có chất độc trong bộ phận nào của cá để loại bỏ. Các bộ phận có độc của cá phải được đốt ngay sau khi chế biến cá.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Dù có thể đoạt mạng người nếu không được chế biến đúng cách, song thực khách cá nóc Nhật Bản vẫn được coi là cao lương mĩ vị. Khách sẵn sàng chi từ 250 -300 USD (khoảng 5,5 - 6,5 triệu đồng) cho món ăn chế biến từ loại hải sản cực độc này tại nhà hàng cao cấp.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Các đĩa cá nóc thường được đầu bếp các nhà hàng xếp rất cầu kỳ. Ngon nhất là món làm từ cá nóc hổ (tiger fugu). Chúng sống ở vùng nước gần bờ, thỉnh thoảng vào khu vực nước lợ, giá cá nóc hổ tới 40.000 Yen (tương đương khoảng 7 triệu đồng).

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Các trải nghiệm "hấp hối cùng cá nóc" không hề rẻ. Cảm giác ngưa ngứa, kích thích mà thịt cá nóc để lại trên lưỡi, vốn do chất độc thần kinh có trong người loại cá này gây ra, là một phần trong sự quyến rũ mà món ăn này mang tới.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Cá nóc khi mới bắt lên thường căng tròn bụng. Đó là do chúng nuốt không khí vào bụng để tự vệ, tránh bị kẻ địch nuốt chửng hay cắn nát.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Tại Nhật, chợ cá Hae-domari của thành phố Shimono-seki được xem là kinh đô cá nóc. Việc mặc cả, đấu giá cá nóc tại chợ không diễn ra bằng lời mà ra dấu bằng tay. Người mua và người bán cùng luồn tay vào trong chiếc ống bằng vải màu đen để thỏa thuận giá cả.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Ngoài liên quan đến thói quen từ xa xưa (do trang phục thời xưa của người Nhật mặc áo ống tay rộng), cách trả giá trong ống vải màu đen là cách tránh phá giá tại phiên chợ độc đáo này.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Ngày nay, vì cá nóc có lợi nhuận cao nên ngư dân nhiều vùng biển ở Nhật đã bỏ nuôi ngọc trai để chuyển qua nuôi cá nóc.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Tuy nhiên, do chứa chất độc, nên việc mua bán cá nóc Nhật Bản được quy định rất khắt khe tại xứ sở mặt trời mọc, tại Mỹ và hoàn toàn bị cấm tại các nước châu Âu.

Cá[-]nóc[-]cực[-]độc[-]có[-]giá[-]cực[-]đắt[-]ở[-]Nhật[-]Bản
Cặc sản cá nóc cực độc "hái ra tiền" ở Nhật Bản.

Theo KT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Cá nóc cực độc có giá cực đắt ở Nhật Bản

  • Họ và tên (22:24:54 PM 08/09/2016)Tìm hiểu về loài cá Nóc cực độc

    Về sinh sản của Cá Nóc cực độc? Chu kỳ sống của nó? Tâp tính sinh sống? Cách di chuyển săn mồi của nó? Vai trò trong môi trường của chúng?

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá nóc cực độc có giá cực đắt ở Nhật Bản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI