Sống xanh » Ẩm thực xanh
Ẩn họa khi ăn cá ở kênh ô nhiễm
(12:05:24 PM 01/05/2015)
Câu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, P.13, Q.3, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Cá nhiễm chì
Trong nước kênh rạch bẩn có rất nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsen, cadmium, chrome, kẽm, mangan...
Các kim loại nặng thường tích lũy dần trong cơ thể động thực vật thủy sinh và khi ăn chúng ta bị nhiễm độc những kim loại nặng này.
Kim loại nặng có thể phá hủy tế bào tạo máu, tế bào non trong tủy, gan, thận gây suy gan, suy thận, làm tổn thương dạng viêm ở đường tiêu hóa, loãng xương, tổn thương tế bào máu. Về lâu dài kim loại nặng cũng là tác nhân gây ung thư.
Một kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Y tế công cộng, Cục An toàn thực phẩm và Viện Chăn nuôi quốc tế cho thấy đến 100% mẫu rau muống và cá rô phi được khai thác từ sông Nhuệ bị nhiễm chì.
Cá rô phi còn nhiễm chất cadimi - kim loại có độc tính. Nhóm nghiên cứu cũng nhận định: “Việc ô nhiễm các kim loại nặng trong nước và thực phẩm tại sông Nhuệ chảy qua lưu vực Hà Nội và Hà Nam, trong đó có rau muống và cá rô phi, đang là mối nguy cơ đe dọa lớn đối với sức khỏe nhiều người tiêu dùng và cộng đồng”.
Nước kênh rạch ô nhiễm chứa rất nhiều côn trùng, nguyên sinh vật, ký sinh trùng, vi trùng, siêu vi gây nhiều bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng đường ruột, bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn, giun nhái, sán lá gan, sán nhái và nhiều siêu vi gây bệnh như viêm gan A, rota virút...
Nuôi cá làm sạch nước
Có nhiều cách giảm ô nhiễm nguồn nước dựa trên nguyên lý cơ học (lắng, lọc), quá trình hóa học (oxy hóa, hấp thụ, hấp phụ), vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải ô nhiễm, nuôi trồng động thực vật thủy sinh (nuôi cá, trồng bèo Nhật Bản, sậy, cỏ vetiver, cỏ voi, cỏ signal...).
Nước bẩn trong kênh rạch đô thị thường nhiễm chất tẩy rửa, thức ăn, nước thải, xác động vật nên có nhiều nitơ và photphat cao gây ra hiện tượng “phú dưỡng” nguồn nước khiến các loài rêu, rong, tảo phát triển mạnh.
Cũng như thực vật, rong, tảo sẽ hô hấp lấy oxy, nhả cacbonic làm nguồn nước càng ô nhiễm thêm.
Một cách đơn giản diệt loài tảo này là nuôi các loài cá ăn thực vật như trắm cỏ, mè hoa hay chép. Theo tính toán, mỗi con cá mè trắng hay cá chép trong cuộc đời có thể ăn đến 50kg tảo và các loại sinh vật phù du.
Kinh nghiệm của Trung Quốc, ở các hồ nước tảo phát triển mạnh người ta thả cả chục triệu cá chép xanh và cá mè trắng để làm sạch hồ.
Do vậy ăn cá, tôm... từ kênh rạch nhiễm bẩn là đầu độc mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
-
Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
-
Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
-
9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
-
Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
-
11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
-
Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
-
Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
-
Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?
.jpg)