Sống xanh » Ẩm thực xanh
Vẩy tay chữa bách bệnh?
(19:52:46 PM 18/06/2011)
Theo thông tin truyền miệng, việc mỗi ngày vẩy tay 1.800 lần vào buổi sáng, trưa, chiều có thể phòng bệnh, nâng cao sức khỏe. Nếu làm 3.000 - 6.000 lần trong ngày thì có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như tim mạch, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, bán thân bất toại, hen suyễn...
Một động tác nhỏ trong Dịch Cân Kinh
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng, cho biết, vẩy tay chỉ là một động tác nhỏ trong 72 phép khác nhau của Dịch Cân Kinh thuộc phái Thiếu Lâm tự.
Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…
Dịch Cân Kinh chỉ cho ta phương pháp đào luyện gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc thiền và động tác (động và tĩnh), giữa cương và nhu, thần và khí (tâm và hơi thở), giữa khí và lực (hơi thở và sức mạnh).
Thạc sĩ Võ Tường Kha, Trưởng phòng Tổng hợp, Bệnh viện Y học thể thao, cho biết, tuy chỉ là một động tác nhỏ của Dịch Cân Kinh nhưng tác dụng phòng bệnh của động tác vẩy tay là có thực. Động tác hít thở phối hợp với nhíu hậu môn và lắc tay liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành.
Tác động này thúc đẩy sự vận hành khí huyết, các cơ quan tạng phủ lưu thông và tăng cường chức năng. Khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hòa, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, huyết được thay cũ đổi mới, giúp loại trừ các loại cặn bã, các chất độc hại, đưa các chất bổ dưỡng đến tạng phủ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Vì vậy, phương pháp này rất tốt để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress... Tạng phủ được nuôi dưỡng tốt không chỉ giúp khỏe tạng phủ, mà còn giúp máu về tim nhiều lên, trao đổi máu tăng, làm mạnh xương, khớp, da trơn nhuận..., giúp cải thiện hô hấp, tim mạch, huyết áp. Điều đó, giúp cho cơ thể minh mẫn, tỉnh táo, khỏe mạnh.
Không phải bệnh nào cũng khỏi
Theo ông Khanh, không thể qua một bài báo để hướng dẫn cách luyện tập. Tuy lấy động tác ra để tính hiệu quả tập luyện, nhưng cái chính là phải luyện tâm và khí để giữ tâm bình, khí hòa.
Nghĩa là trong quá trình tập luyện, tâm phải tĩnh lặng, trong sáng, không nghĩ tới chuyện khác. Khí hòa là làm chủ và điều hòa hơi thở. Khi tâm không có điểm gãy, khí đưa lên không có điểm dừng thì động tác không gây tốn sức mà hiệu quả lại lớn.
Đặc biệt, trong quá trình vận khí này, năng lượng được sinh ra giúp loại bỏ cái xấu, đưa vào cái tốt khiến cơ thể khỏe mạnh. Khi tập đến một giai đoạn nhất định, khí thăng hoa tạo thành thần (tinh khí thần) thì bệnh tật được loại bỏ, cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên coi đây là một trong các phương pháp nâng cao thể trạng và giúp phòng bệnh, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa.
Đối với các bệnh mạn tính như ung thư, cao huyết áp, các bệnh cần can thiệp ngoại khoa thì bài tập chỉ có tác dụng bổ trợ, không chữa được bệnh. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có thể tập được, nên tập thử một thời gian, nếu thấy sức khỏe được nâng cao thì tập tiếp, còn mệt mỏi, sức khỏe yếu thì dừng ngay.
Theo ông Khanh, việc luyện tập Đạt ma Dịch Cân Kinh ở nước ta chủ yếu dựa vào một tài liệu được photo thành nhiều bản, rồi truyền tay nhau chứ chưa có cơ sở đáng tin cậy nào truyền dạy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?