Sống xanh » Ẩm thực xanh
Món ăn - bài thuốc chữa sa dạ con
(19:53:18 PM 18/06/2011)
Nguyên nhân do cơ thể vốn hư nhược, khí huyết sau đẻ chưa hồi phục lại dùng sức lao động quá mức dẫn tới khí hư hạ hãm, không thể co tử cung lên được. Bệnh này chia hai chứng: khí hư và thấp nhiệt.
Long đờm thảo.
Chứng khí hư: Biểu hiện trong âm đạo có khối sa xuống tận cửa mình hoặc ra ngoài cửa mình, bụng dưới nặng nề, vùng ngang lưng mỏi, tim hồi hộp, khí đoản, đi tiểu luôn, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, khí hư ra nhiều. Mạch phù mà hư.
Phép chữa: Theo nguyên tắc “hãm xuống thì đưa lên” dùng bổ khí để đưa lên là chính. Dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) để đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên. Đồng thời phối hợp cả châm cứu bấm huyệt và phép chữa ngoài như chườm đắp thì kết quả sẽ nhanh hơn. Khi chữa phải nghỉ ngơi tốt, kiêng phòng dục, gánh vác nặng để nâng cao điều trị, đề phòng bệnh tái phát. Cụ thể là phải bổ khí thăng dương.
Dùng bài: “Bổ trung ích khí”: huyền sâm 4g, huỳnh kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 trái. Sắc 500ml còn 150ml, uống ấm trong ngày.
Chứng thấp nhiệt: Biểu hiện trong âm đạo có khối lòi ra ngoài, đau, nước vàng ra dầm dề, đi tiểu nóng rát, nước tiểu vàng, lúc tiểu thì đau, lòng phiền, mình nóng, tự đổ mồ hôi, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng có nhớt, mạch hoạt sác.
Nguyên nhân: do tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm, uất lâu sinh nhiệt.
Phép chữa: thanh nhiệt, lợi thấp.
Dùng bài “Long đởm tả can thang”: long đởm thảo (sao rượu) 4g, mộc thông 2g, sài hồ 4g, trạch tả 4g, xa tiền tử, sinh địa hoàng (sao rượu) 2g, đương quy vĩ (rửa rượu) 2g, chi tử (sao) 2g, hoàng cầm (sao rượu) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống xa bữa ăn.
Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Nam điều trị có kết quả tốt:
Bài 1: Hoa thiên lý 30g, lá non thiên lý 20g. Hai thứ giã nát, gói bông, đặt vào âm hộ (đêm đặt, ngày bỏ ra).
Bài 2: Lá thài lài tía 4g, phèn phi 2g (tiệt trùng tốt), giã nát gói bông đặt vào âm hộ trong 24 giờ.
Bài 3: Hạt na (miền Nam gọi mãng cầu) khô 20g, lá trầu không 50g, phèn phi 5g. Giã lá trầu vắt nước cốt, hạt na, phèn phi giã kỹ, tán bột mịn hòa lẫn, bôi vào.
Bài 4: Ngọn lá thầu dầu tía 20g, hạt thầu dầu tía già 10g. Hai thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo trong 24 giờ.
Bài 5: Lá vông nem 50g, bồ hóng bếp, phèn phi 2g. Ba thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo (đêm đặt, ngày bỏ ra).
Bài 6: Vỏ cây hòe tươi 20g, lá thầu dầu tía 20g (không có thì dùng hạt), củ thăng ma 20g. Các vị giã nhỏ trộn với dấm thanh, chia làm 2 miếng thuốc, một đắp rốn, một đắp đỉnh đầu. Thấy dạ con co vào bình thường thì bỏ thuốc rửa sạch.
Bài 7: Muối 1 chén rang nổ giòn thì đổ vào 2 chén cám, tiếp tục rang qua rang lại cho nóng đều rồi đổ ra khăn gói chườm lưng bệnh nhân hoặc lót lưng cho bệnh nhân nằm lên trên. Đồng thời khuấy hồ bột mì. Gừng sống trộn với sáp giã hòa vào hồ bột mì, phết lên giấy trắng dán bụng dưới. Khi dạ con co lên vừa đủ thì gỡ ra.
Khi áp dụng thuốc dùng ngoài thì kết hợp uống bài thuốc bổ trung ích khí, chú ý vị thăng ma tăng lên đến 20 - 30g.
Day bấm huyệt: bách hội, khí hải, đái hạch, duy đạo, thái xung, chiếu hải. Bách hội có tác dụng nâng khí hạ hãm. Khí hải để ích khí cố thoát. Duy đạo thu liễm làm co tử cung. Hai kinh can và thận đều tuần hành qua bụng dưới liên hệ với bào cung, cho nên dùng các huyệt thái xung, chiếu hải, đái hạch để điều bổ can thận.
Cháo kê lương.
Cháo và canh thuốc chữa bệnh sa dạ con:
Cháo kê, lương: Lươn 1 con, bỏ nội tạng rửa sạch thái nhỏ bỏ vào nồi với kê 100g đã đãi sạch và muối, nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Ăn hết trong ngày, ăn lúc đói.
Cháo thủ ô, trứng gà: Hà thủ ô đỏ 30g, dùng vải thưa gói lại, cùng với gạo kê 50g, đãi sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo. Rồi vớt túi thuốc hà thủ ô ra, cho gia vị, đường thích hợp và đập 2 quả trứng gà vào. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
Cháo đảng sâm, thăng ma: Đảng sâm 30g, thăng ma 10g. Cho nước nấu kỹ rồi vớt bỏ bã thuốc đi, rồi cho kê 50g vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
Canh lươn: Lươn 2 con, làm bỏ xương ruột đầu đuôi, thái chỉ cho vào nồi, rồi cho hành gừng muối rượu vào ướp một lát. Nước sôi vừa đủ, nấu canh cho gia vị là được. Ăn cùng bữa cơm hằng ngày.
Canh cá diếc, hoàng kỳ: Cá diếc tươi 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Hoàng kỳ, chỉ xác nấu nước 40 phút vớt bỏ bã, lấy nước. Cá làm sạch cho vào nồi nước thuốc và gừng muối vào đun tiếp đến khi chín cá. Ăn kèm trong bữa ăn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?