Sống xanh » Ẩm thực xanh
Hoa lựu làm thuốc
(19:54:45 PM 18/06/2011)
Hoa lựu
* Chữa kinh nguyệt không đều
Nguyên liệu: Hoa lựu 10 bông, xương sườn heo (1/2 kg), một ít dầu ăn, bột mì 20g, nước tương, đường trắng, giấm, tiêu bột, gia vị.
Cách làm: Hoa lựu rửa sạch bằng nước muối. Xương sườn rửa sạch cắt ngắn, cho tiêu, nước tương vào trộn đều cho thấm. Bắc chảo dầu nóng, cho sườn tẩm bột mì vào chảo rán, khi có màu vàng thì vớt ra. Cho thêm đường, giấm, nước tương vào sườn rang cho kỹ, khi sườn chín cho hoa lựu vào xào tiếp, khi hoa lựu mềm là được. Món này có tác dụng chữa kinh nguyệt phụ nữ không đều, chu kỳ kinh đến muộn.
* Phòng cảm mạo
Nguyên liệu: 10 bông hoa lựu, 20g bách hợp, một ít dầu ăn, gia vị.
Chế biến: Hoa lựu rửa sạch bằng nước muối vớt ra để ráo. Bách hợp bóc từng cánh, bỏ phần cạnh thô, rửa sạch bằng nước trong. Bắc chảo dầu nóng, cho bách hợp vào xào, thêm muối, sau đó cho tiếp hoa lựu và một ít nước vào chảo tiếp tục đảo cho kỹ, nêm nếm gia vị, khi bách hợp có màu trong suốt là được. Món này có tác dụng dự phòng cảm mạo.
Một số bài thuốc từ hoa lựu
* Trĩ có xuất huyết
Dùng 7 bông hoa lựu trắng, 9g đường phèn, cả hai đem sắc (nấu) uống trong ngày.
* Chảy máu mũi
Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rồi lấy một chút thoa vào bên trong lỗ mũi. Hoặc hoa lựu 6g đem sắc uống. Hoặc hoa lựu tươi, rửa sạch giã nát rồi nhét vào lỗ mũi.
* Vết thương xuất huyết
Hoa lựu khô tán vụn rồi rắc lên vết thương. Hoặc hoa lựu 1 phần, thạch khô 2 phần, hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn, rắc vào vết thương.
* Băng lậu
Hoa lựu 9g, trắc bá diệp 9g đem sắc uống. Hoặc hoa lựu 3 - 5 bông đem sắc với một ít rượu để uống.
* Khí hư
3-5 bông hoa lựu, nấu với 1 ít rượu uống. Hoặc hoa lựu 20g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã rồi ngâm rửa âm đạo.
* Thoát giang (lòi dom)
Hoa hoặc vỏ quả lựu lượng vừa đủ, phèn chua một ít, đem sắc kỹ rồi cho thêm một ít bột ngũ bội tử sao, ngâm hậu môn hằng ngày.
* Đau nhức răng
Dùng một ít vỏ của rễ và vỏ thân lựu nấu lấy nước đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.
* Chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy ra máu
Hoa lựu, rau sam mỗi loại độ 50g; cỏ nhọ nồi, rau má, kim ngân hoa mỗi loại 30g, và rễ cúc áo hoa vàng 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với 2 - 3 lần nước, rồi cô thành cao lỏng, trộn với sirô với tỷ lệ 1/1. Người lớn: mỗi lần uống 4 - 6 thìa cà phê; trên 10 tuổi: 2 - 3 thìa cà phê. Ngày dùng 2 lần.
Ngoài ra, vỏ quả lựu 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với rễ cây phèn đen 10g, sao vàng, hạ thổ, uống chữa kiết lỵ. Hoặc vỏ quả lựu, đảng sâm, bạch truật, cam thảo, mỗi thứ 5 - 10g, bào khương (gừng đã chế) 3 - 5g đem sắc uống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?