Sống xanh » Ẩm thực xanh
Diệt khối ung thư bằng cách đóng đá
(19:56:13 PM 18/06/2011)
Đưa vào khối u chất làm lạnh, các bác sĩ sẽ khiến khối u đông thành đá và chết đi, sau đó tự hủy ở nhiệt độ âm 160 độ C. Phương pháp chữa trị mới này có thể giúp bệnh nhân ung thư di căn kéo dài thêm tuổi thọ.
Mắc chứng ung thư xương, di căn sang gan, sau khi chữa trị đủ các phương pháp hóa trị, xạ trị, miễn dịch... nhưng không kết quả, bệnh nhân Ulla, 53 tuổi, người Đan Mạch, được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chỉ có thể sống trong 30 ngày. Chữa trị bằng phương pháp đông lạnh, bệnh nhân này đã sống khỏe khoắn hơn một năm.
Trao đổi với VnExpress.net, bà Jurli, 61 tuổi, cũng là người Đan Mạch, bị ung thư vú, đang điều trị tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho biết, "khối u gần như biến mất, căn bệnh này có thể di căn nhưng tôi thấy khỏe hơn rất nhiều". Cũng theo bệnh nhân này, trước đó, bà đã chữa trị bằng các phương pháp miễn dịch, nội tiết và hóa trị.
Nhận xét về phương pháp điều trị ung thư mới, Chủ tịch Hội Phẫu thuật lạnh Quốc tế Franco Lugnani, cho biết, từ những năm 1990, tại Mỹ và một số nước Châu Âu, phương pháp đông lạnh đã được áp dụng điều trị cho các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, gan, thận. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều bệnh viện chuyên khoa ở Trung Quốc đã áp dụng khá thành công phương pháp này cho hầu hết các dạng ung thư.
Giáo sư Kecheng Xu, Giám đốc Bệnh viện Ung thư Fuda, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cho biết, quy trình điều trị đông lạnh khá đơn giản. Đầu tiên, các bác sĩ nội soi xác định vị trí khối u, sau đó dùng đầu dò qua da, đưa chất làm lạnh vào tâm khối u, sao cho chỉ làm lạnh khối u mà không ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận. Tùy theo diện tích khối u, việc phẫu có thể tiến hành từ một đến ba lần. Tế bào ung thư sẽ chết ở nhiệt độ -160 độ C.
"Ưu điểm của phương pháp này là điều trị cục bộ tại vị trí khối u, giảm thiểu tối đa rủi ro các tế bào ung thư phát tán. Các bộ phận nằm cạnh khối u không bị ảnh hưởng như các phương pháp khác. Bên cạnh đó, do phẫu thuật nội soi, bệnh nhân sẽ không bị mất máu, bề mặt vết thương cũng không để lại sẹo. Tỷ lệ tái phát ung thư sau phẫu thuật cũng thấp hơn mổ thông thường", ông Xu nói.
Theo bác sĩ Trần Chí Tiến thuộc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, hiện Việt Nam chưa điều trị ung thư di căn bằng phương pháp đông lạnh mà chỉ áp dụng bốn phương pháp cơ bản là hóa trị, xạ trị, nội tiết và miễn dịch. Tuy nhiên cũng theo ông Tiến, tất cả phương pháp dù mới hay cũ trong điều trị ung thư di căn cũng chỉ với mục đích kéo dài sự sống chứ hoàn toàn không thể trị dứt bệnh, tuy nhiên, khi có phương pháp mới, bệnh nhân sẽ có thêm cơ hội để kéo dài sự sống.
Ông Tiến cũng cho rằng, trước khi đến với phương pháp điều trị mới, bệnh nhân nên điều trị các phương pháp cơ bản.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?