Sống xanh » Ẩm thực xanh
Cơ hội cứu sống bệnh nhân mắc các bệnh về máu
(19:52:04 PM 18/06/2011)
Xử lý, biệt hóa và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM
Bệnh nhân được ghép máu là Trần Trung K. (7 tuổi, ngụ quận 9-TPHCM). Mẹ K. cho biết lúc mới sinh, K. khỏe mạnh bình thường nhưng càng lớn càng tiều tụy, suy kiệt và thường ngất xỉu.
Khi đến Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM, các bác sĩ phát hiện K. bị mắc bệnh bất thường tế bào hồng cầu (Thalassemia), một căn bệnh rất nguy hiểm về đường máu. Từ đó, để duy trì sự sống, gần như liên tục mỗi tuần một lần, gia đình phải đưa K. vào bệnh viện để truyền máu.
Sinh thêm con để cứu con
Muốn chữa được bệnh cho K., ngoài truyền máu, còn có một cách nữa là ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn. Tuy vậy, để có được tế bào gốc không hề đơn giản do phải lấy máu ở nơi cuống rốn ngay lúc người mẹ vừa sinh. Gia đình đã được tư vấn chỉ còn cách phải sinh thêm em bé nữa mới lấy được máu cuống rốn để ghép cho K.
Trước tình cảnh này, để cứu K. và dù không muốn sinh thêm con (do đã lớn tuổi) nhưng người mẹ đã quyết định sinh thêm một đứa con để các bác sĩ lấy tế bào gốc máu cuống rốn gửi vào Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem (TPHCM) xử lý và lưu trữ. Giữa tháng 11 vừa qua, ngân hàng này đã chuyển mẫu tế bào gốc đã lưu trữ này cho Bệnh viện Truyền máu và Huyết học tiến hành cấy ghép.
Theo TS Huỳnh Nghĩa, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Truyền máu và Huyết học (người trực tiếp thực hiện việc cấy ghép), đây là lần đầu tiên ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn trên bệnh nhân khác nhóm máu được thực hiện tại VN.
Những ca ghép thành công trước đó chỉ được thực hiện trên các đối tượng cho và nhận có cùng nhóm máu. Với trường hợp này, tuy nhóm máu của K. và mẫu máu cuống rốn không cùng nhóm (K. nhóm máu O, người em nhóm máu B) nhưng nhiều chỉ số xét nghiệm sinh học khác cho thấy có sự phù hợp nên việc cấy ghép đã được chỉ định để cứu K.
TS Lê Văn Đông, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch của Học viện Quân y, người cùng thực hiện ca ghép, cho biết bệnh Thalassemia là do di truyền gien lặn ở bố mẹ.
Trường hợp mắc bệnh này, người bệnh không thể cứ sống nhờ vào việc truyền máu lấy từ người khác suốt đời vì họ phải cần nguồn máu của chính bản thân để nuôi cơ thể. Cũng theo TS Đông, đến cuối tuần qua, sau 3 tuần được cấy ghép tế bào gốc, sức khỏe của K. đã tiến triển tốt. Bệnh nhân đang được theo dõi tích cực.
“Bửu bối” để phòng thủ
Từ trước đến nay, hầu hết trẻ sinh ra thì cuống rốn sẽ được cắt bỏ. Tuy nhiên, theo TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, tế bào gốc từ máu cuống rốn qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào cần thiết có thể được ứng dụng để điều trị các bệnh lý về não, thần kinh, tim mạch, tiểu đường, gan...
“Bửu bối” này không chỉ “phòng thủ” cho ngay chính đứa trẻ này trong tương lai mà còn đem lại cơ hội sống cho những người thân nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo về máu.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết tế bào gốc từ những bộ phận trên cơ thể như da, giác mạc, tủy xương... đều có thể được sử dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn là hiệu quả và thành công nhất.
Cũng theo TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, ngân hàng máu cuống rốn của Bệnh viện Truyền máu và Huyết học đã tiếp nhận xử lý và lưu trữ hơn 2.000 mẫu máu cuống rốn. Ngoài ra, tại Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem cũng đang lưu trữ 500 mẫu gửi có danh tính hoặc được hiến tặng.
Gần 500 trường hợp cần ghép/năm
Theo TS Lê Văn Đông, VN nằm trong vùng dịch tễ có số ca mắc bệnh về máu gia tăng. Mỗi năm, cả nước có khoảng từ 300-500 bệnh nhân mắc các bệnh về máu cần điều trị bằng cách ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn. Các cơ sở y tế đang triển khai thực hiện ghép tế bào gốc máu cuống rốn hiện nay ở nước ta gồm: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?