Sống xanh » Ẩm thực xanh
Chữa bệnh nan y bằng di động và nước lã
(19:55:44 PM 18/06/2011)
Bà Oanh dùng hai tay múa may quay cuồng trước mặt cụ Mộc (bệnh nhân đau cổ) và nói những câu chẳng ai hiểu được, sau đó tay phải cầm chiếc điện thoại do động (ĐTDĐ) của mình bấm lung tung vào bàn phím, bà Oanh phùng má, miệng tru lại thổi vào chiếc ĐTDĐ hướng vào mặt cụ Mộc.
Từ tháng 1/2009 cho đến nay, bà Phạm Thị Kim Oanh (59 tuổi, tên thường gọi bà Tám Bin, trú Tổ dân phố 10, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) tự xưng là "Tôn Nữ Hoàng Anh" và tung tin mình được bề trên tu đắc đạo 500 năm ở núi Ngũ Hành Sơn phái về trần gian "cứu nhân độ thế", chữa bệnh cho chúng sinh.
Bà Oanh chữa bách bệnh, từ những bệnh thông thường cho đến những căn bệnh nan y vô phương cứu chữa khi các bệnh viện trả bệnh nhân về. Lời đồn thổi lan rộng, những người bệnh từ các tỉnh, thành khác lũ lượt kéo nhau tìm đến nhà bà Oanh với hy vọng căn bệnh của mình sẽ được chữa khỏi!.
Cách chữa bệnh lạ đời!
Để tìm hiểu cách chữa bệnh được nhiều người đồn thổi hết sức lạ lùng và kỳ bí, khoảng 05h30 chiều 20/4, chúng tôi tới nhà bà Oanh. Khi vừa tới cổng, có 3 người chạy ra tíu tít mời tôi gửi xe gắn máy và uống nước chờ được chữa bệnh.
Cho dù đã chập choạng tối, nhưng tôi quan sát phải có tới gần 100 chiếc xe gắn máy của người bệnh gửi ở ba chỗ giữ xe. Xung quanh nhà bà Oanh có nhiều quầy hàng, quán nước, đồ ăn phục vụ cho mọi người.
Bà Oanh đang chữa bệnh bằng ĐTDĐ |
Vừa uống nước tôi vừa nghe chị Quý chủ quán hót líu lo quảng bá việc bà Oanh đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, có người từ TP HCM, Bình Định, Quảng Ngãi… Chị Quý còn cho biết, hằng ngày có khoảng 200 đến 300 người bệnh về đây, có nhiều người phải ở lại chữa mất mấy ngày…
Người quen dẫn tôi đi cho biết, do người bệnh ngày một nhiều nên ngoài hai gian nhà gỗ có từ trước, gia đình bà Oanh đã làm thêm lán, dùng bạt che kín hết diện tích sân và vườn mà vẫn không đủ chỗ cho mọi người.
Bà Oanh đặt bàn thờ tại gian nhà chính. Bên bàn thờ luôn có một người túc trực để lấy tiền, đồ cúng để cho những người sau vào cúng tiếp. Bà Oanh vừa ngồi phì phèo hút thuốc lá vừa làm phép chữa bệnh, thỉnh thoảng lại bàn thờ thắp hương, khấn vái và nói những từ ngữ tôi đứng gần căng tai ra mà cũng chẳng biết bà ta nói gì…
Tôi quan sát bà Oanh chữa bệnh cho cụ Nguyễn Thị Mộc (khoảng hơn 70 tuổi) bị đau cổ. Bà Oanh ngồi đối diện với cụ Mộc và con cháu cụ. Bà Oanh dùng hai tay múa may quay cuồng trước mặt cụ Mộc và nói những câu chẳng ai hiểu được, sau đó tay phải cầm chiếc ĐTDĐ của mình bấm lung tung vào bàn phím, bà Oanh phùng má, miệng tru lại thổi vào chiếc ĐTDĐ hướng vào mặt cụ Mộc.
Bà Oanh phán cho con cháu cụ Mộc rằng: Ông nhập vào cụ Mộc, ông than phiền con cháu có lỗi để cuộc sống của ông thiếu thốn, cực khổ… Bà Oanh hướng về cụ Mộc nói: Tôi làm phép cho ông về để báo cho con cháu biết cuộc sống của ông, ông hãy tha thứ cho con cháu đi, ông hãy ở lại chơi với con cháu, mai con cháu làm mâm cơm, tôi làm phép cho ông về… Sau đó, bà Oanh nói con cháu cụ Mộc tới bàn thờ thắp hương tạ lễ trước "hội đồng, các ngài"…
Có bệnh nhân bị liệt được bà Oanh làm phép và cho uống một ca nước được rót ra từ bình nước để dưới chân bàn thờ, sau đó bà Oanh nói: Bệnh đã được chữa khỏi. Bà Oanh làm phép chữa bệnh cho các bệnh nhân phải hai lần chữa trở lên, lần đầu rồi hẹn lần sau chữa tiếp như thế mới linh… Vì vậy, có người ở tận Bình Định phải ở lại 3, 4 ngày để bà Oanh làm phép chữa bệnh.
Em Ngô Thị Linh (20 tuổi, quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) bị câm bẩm sinh được gia đình đưa lên cho bà Oanh làm phép chữa bệnh bốn lần rồi nhưng vẫn ú ớ chẳng nói được gì khi tiếp xúc với tôi, nhưng vẫn được một người giữ trật tự tại nơi chữa bệnh (họ hàng bà Oanh) quảng bá với mọi người là em Linh đã khỏi 40 phần trăm khi nói được nhiều câu…
Chân dung "Tôn Nữ Hoàng Anh"
Những người tới nhà bà Oanh chữa bệnh đều là người ở những địa phương khác đến, tuyệt nhiên không có một người nào là dân thị xã Buôn Hồ.
Khi tiếp xúc, người dân địa phương không ai tin bà Oanh chữa được bệnh là bởi vì bà Oanh có một người con trai là Nguyễn Thành Trung (27 tuổi) bị tai nạn giao thông dẫn đến mất trí nhớ, mặc dù gia đình bà Oanh đã chạy chữa bao nhiêu năm ở các bệnh viện nhưng Trung vẫn là người tâm thần, nếu chữa được bệnh tại sao bà Oanh không chữa cho con trai mình đi.
Người bệnh đang chờ đến lượt mình để bà Oanh chữa bệnh |
Từ tháng 1/2009 trở về trước, Bà Phạm Thị Kim Oanh buôn bán trầu cau, nhang, đèn... Trước khi tung tin được bề trên nhập vào được phái về trần gian "cứu nhân độ thế" để chữa bệnh cho mọi người, đi đâu bà Oanh cũng nói nhảm nhí, thấy ai cũng sấn vào coi tướng tá, đường công danh, mồ mả… mặc dù chẳng ai yêu cầu. Sau đó, bà Oanh còn về quê cũ Quảng Ngãi tung tin và chữa bệnh cho mọi người.
Chồng bà Oanh là ông Nguyễn Thành Bin, một người có 50 tuổi Đảng, là bộ đội xuất ngũ, sống rất gương mẫu. Theo cán bộ địa phương, ông Bin rất tức giận trước hành vi chữa bệnh nhảm nhí và trái phép của vợ mình, ông đã ngăn cản bà Oanh nhưng không được.
Người dân địa phương tỏ ra rất bức xúc và không hiểu tại sao địa điểm chữa bệnh trái phép tại nhà bà Oanh tồn tại mấy tháng qua mà chính quyền vẫn thờ ơ, không dẹp bỏ. Câu hỏi này chúng tôi xin được chuyển đến chính quyền thị xã Buôn Hồ.
(Theo Công An Nhân Dân)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?