»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:50:37 AM (GMT+7)

Chữa bệnh hiểm nghèo bằng cuống rốn

(19:52:13 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Hàng nghìn cuống rốn trẻ sơ sinh bị bỏ đi và trở thành rác thải y tế nhưng ít ai biết được tế bào gốc máu cuống rốn giờ đây đã đem lại cơ hội cứu sống cho không ít bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo.


Lấy cuống rốn xử lý và lưu trữ chuẩn bị cho ca ghép.


Ca ghép khác nhóm máu đầu tiên

 

Lúc 2 tuổi, T.T.K ngụ ở quận 9, TPHCM được các bác sĩ phát hiện mắc căn bệnh thiếu máu- Thalassemia sau khi được đưa đến bệnh viện thăm khám. Từ đó, K. gần như gắn bó với bệnh viện khi lịch truyền máu để duy trì sự sống diễn ra liên tục.

 

“Lúc đầu 6 tuần cháu vào bệnh viện truyền máu một lần, năm sau đó còn 4 tuần một lần, cho đến khi 7 tuổi K. gần như tuần nào cũng phải truyền máu”- mẹ của K. kể.

 

Để cứu sống cháu, mẹ K. cho biết ngoài truyền máu chỉ còn cách ghép tế bào gốc mới sống được. Tuy nhiên để có được tế bào gốc chỉ còn cách đẻ thêm một đứa con nữa rồi lấy máu cuống rốn của đứa em để ghép vào cho người anh. Để cứu con, người mẹ ngoài 35 tuổi đã cố sinh thêm một đứa và gửi máu cuống rốn cho Ngân hàng tế bào gốc MekoStem xử lý và lưu trữ.

 

Ngày 8-11 thực sự đáng nhớ đối với gia đình và ngân hàng tế bào gốc MekoStem khi K. là ca ghép tế bào gốc khác nhóm máu từ người em một tuổi của mình đầu tiên Việt Nam.

 

TS Lê Văn Đông- Phó chủ nhiệm Bộ môn miễn dịch, Học viện Quân y, người phụ trách kỹ thuật ngân hàng tế bào gốc cho biết: “Chúng tôi đã làm xét nghiệm tất cả để xem tế bào hai anh em có giống nhau không, đồng thời gửi mẫu chéo sang làm xét nghiệm ở BV Truyền máu&Huyết học TPHCM. Sau khi có kết quả tốt ca ghép mới được tiến hành”.

 

Khi tế bào gốc được chuyển từ ngân hàng MekoStem đến, êkíp bác sĩ đã dùng kỹ thuật đưa tế bào máu đi qua tĩnh mạch chủ. Sau 30 phút, ca ghép kết thúc, bệnh nhân vẫn tỉnh táo.

 

Theo TS Huỳnh Nghĩa- Trưởng khoa Nhi BV Truyền máu và Huyết học TPHCM, sau 5 ngày ca ghép tiến hành, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe, nước tiểu có màu bình thường, không sốt, ăn uống tốt. Tuy nhiên 2 tuần nữa mới đánh giá được tế bào ghép có thích nghi hoàn toàn hay không.



Cuống rốn: Ai bảo bỏ đi!

 

Nhiều bà mẹ khi sinh con đã bỏ cuống rốn đi nhưng theo dược sĩ Đặng Thị Kim Lan- Giám đốc ngân hàng tế bào gốc Mekostem tế bào gốc máu cuống rốn không chỉ giúp cho bản thân mình mà cả người thân của mình không may mắc bệnh.

 

Thực tế hiện nay tế bào gốc từ máu cuống rốn sau khi được biệt hóa qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào máu, tế bào mỡ, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh, tế bào tụy, tế bào gan... có khả năng chữa trị cho nhiều loại bệnh.

 

Sau khi được Bộ Y tế cấp phép hoạt động vào đầu năm 2009, hiện ngân hàng tế bào gốc này đã tiếp nhận biệt hóa và lưu trữ được 300 mẫu gửi có danh tính cùng 200 mẫu hiến tặng.

 

“Chúng tôi đã ký với BV Từ Dũ, Viện Bỏng quốc gia, Viện Y học cổ truyền… để thực hiện việc tiếp nhận các mẫu máu cuống rốn đưa về ngân hàng lưu giữ. Nơi đây lưu trữ khoảng 3.000- 5.000 tế bào mẫu và thời gian lưu trữ khoảng 20 năm”- Dược sĩ Lan nói.

 

Tại ngân hàng máu cuống rốn của BV Truyền máu và Huyết học TPHCM, những trường hợp sản phụ sinh em bé bị bệnh di truyền bẩm sinh về máu hoặc bệnh ác tính huyết học, nơi đây sẽ tiếp nhận máu cuống rốn của bé kế tiếp để lưu giữ và biệt hóa tế bào gốc nhằm chữa trị cho bé sinh ra trước đó.

 

Hiện đã có trên 2.000 mẫu máu cuống rốn từ nguồn gửi có danh tính và hiến tặng vô danh, và tiến hành cấy ghép lâm sàng cho 9 trường hợp bị bệnh thiếu máu, ung thư máu, bạch cầu cấp...Tuy nhiên có đến 5 ca thiếu máu được ghép phải mua mẫu tế bào gốc ở Nhật bởi những trường hợp này không gửi cuống rốn và tế bào hiến tặng lưu giữ trong ngân hàng không tương thích.

 

Theo TS Đông thực tế trong 10.000 mẫu gửi muốn ghép cho người khác thì chỉ có 4-6 mẫu phù hợp với chỉ tiêu sinh học cho người được ghép. “Vì vậy cuống rốn của chính mình rất quan trọng nếu như mình mắc bệnh về sau”- TS Đông nói.

 

Mỗi năm BV Truyền máu & Huyết học TPHCM, BV Nhi đồng 1 và BV Truyền máu & Huyết học Trung ương tiếp nhận khoảng 10.000 bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, 80% người bệnh có nhu cầu ghép tế bào gốc nhưng khả năng đáp ứng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo Lê Nguyễn/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chữa bệnh hiểm nghèo bằng cuống rốn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

VACNE 30 năm
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI