Sống xanh » Ẩm thực xanh
Các loại rau củ quả chống ung thư
(20:04:00 PM 18/06/2011)
Khoai, khoai tây và khoai lang cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng và ngừa ung thư. Khoai nấu hoặc hấp tốt hơn là rán. Khoai, khoai tây và khoai lang chỉ đứng sau đậu tương về giá trị dinh dưỡng.
Sau thời gian nghiên cứu thực phẩm trên thế giới xưa và nay, nhất là thức ăn của các dân tộc có nhiều người sống trên trăm tuổi, các nhà khoa học đã lập danh sách một số loại “siêu thực phẩm giúp con người tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư nếu dùng đều đặn.
Đậu tương: Giàu đạm, khoáng và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, đậu tương chứa nhiều axit béo linoleic - thành phần quan trọng của màng tế bào, giúp cho sự phát triển của cơ thể.
Hai chất oestrogen thực vật trong đậu tương là daidzein và genistein có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư dạ dày.
Đậu tương còn làm giảm cholesterol máu và chống ôxy hóa. Những người có bệnh thận nên dùng các món ăn làm từ đậu tương thay cho thịt mỡ.
Đậu xanh: Làm giảm cholesterol máu. Một số thổ dân Ấn Độ ăn toàn đậu xanh và rất khỏe mạnh, sống lâu, ít bệnh tật.
Ngô: Dầu ngô có tác dụng làm hạ cholesterol máu, giảm xơ vữa động mạch, cải thiện huyết khối. Người da đỏ ở
Cà rốt: Chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng. Cà rốt là thức ăn bổ dưỡng cho người gầy còm, thiếu máu, khó tiêu, chữa lỵ mạn tính, trẻ em tiêu chảy, chậm lớn, răng mọc chậm.
Chuối: Có nhiều chất khoáng, sinh tố, chất xơ, carbohydrat và kali.
Dâu tây: Là thực phẩm chứa nhiều sinh tố C nhất, hơn cả cam, chanh.
Mơ: Chứa nhiều beta caroten, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh ung thư và cũng chứa nhiều chất xơ giúp cho cơ bắp mạnh mẽ.
Táo: Chứa nhiều sinh tố và chất xơ rất lợi cho cơ bắp. Nên rửa sạch lớp phấn trắng bên ngoài vỏ táo (nếu có) trước khi ăn.
Quả bơ: Chứa 14 loại muối khoáng, 11 loại sinh tố và nhiều protein, dầu béo thay được mỡ và có hoạt chất kháng khuẩn. Người dân Nam Mỹ mạnh mẽ một phần là nhờ ăn nhiều quả bơ.
Nấm: Các loại nấm mọc ngoài đồng hoặc trong rừng tốt hơn nấm trồng trong nhà. Nấm chứa nhiều protein, chất khoáng và sinh tố, bổ dưỡng gần như thịt. Nấm hương có nhiều tác dụng chữa bệnh như làm hạ lipid trong máu, chống ung thư, kích thích miễn dịch, bảo vệ gan.
Bí đao: Có nhiều sinh tố, chất khoáng, chất xơ, đồng thời có nhiều beta caroten giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
Cà chua: Cà chua đặc biệt giúp chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt và dự phòng một số loại ung thư khác.
Súp lơ: Chứa chất indol glycosinolat giúp dự phòng ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Không nên thái nhỏ hoặc nấu chín nhũn, nên nấu vừa chín tới để giữ được indol glycosinolat.
Rau dền: Rất bổ, chứa nhiều protein, sinh tố, chất khoáng, chất xơ. Nên nấu rau dền vừa chín tới, nếu nấu chín nhũn thì mất nhiều chất bổ.
Tỏi: Nghiên cứu cho thấy tỏi giúp tiêu bớt mỡ và làm giảm cholesterol trong máu, dự phòng được nhiều loại ung thư và chống nhiễm khuẩn.
(Theo Sức Khỏe&Đời Sống)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?