Sống xanh » Ẩm thực xanh
Bài thuốc nam chữa bệnh thận
(19:50:49 PM 18/06/2011)
Các loại thuốc đã được sấy khô
Bài thuốc nam tình cờ!
Hơn 13 năm về trước, khi bé Trần Thị Thanh Tuyền con của chị Dung 4 tuổi, tự nhiên nó mắc chứng bệnh kì lạ. Toàn thân cứ sưng phù lên ngày một nặng, dẫn đến tình trạng cháu nằm một chỗ, không làm sao đi lại được. Vợ chồng chị đau xót ruột gan, hễ ai nói bệnh gì, dùng thuốc điều trị nào cũng đều không từ bỏ. Vậy mà bệnh không thuyên giảm chút nào. Vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thì biết cháu bị hư thận do thận ứ nước, bệnh viện trả về, bé chỉ chờ chết…
Chị Đoàn Thị Dung kể lại: “Buổi tối bé hấp hối, mình hoảng quá, biết nó không qua khỏi nên mò mẫm trong bóng đèn dầu tìm trong cái lẫm đựng lúa những vật dụng cần thiết để liệm cho con nhỏ. Ai dè, mình mò làm sao lại bóc trúng cuốn sách mục bị mối ăn, có tên là “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc”, mình rũ sách cuốn sách thì thấy mối, đất đổ ra. Thật ra cuốn sách này là của ông nội mình (Trần Liệu) để lại, khi xưa ông là thầy thuốc mà. Tiếc là cuốn sách bị rách hơn một nửa. Mình lật ra thấy trong sách có bài thuốc chữa bệnh thận, trong đó có thận ứ nước, thật sỏi…Con bé Tuyền bị thận ứ nước.
Ôi, mình quá, vậy là con mình có cơ hội sống rồi. Như sách hướng dẫn, mình tìm hiểu thì biết 4 loại cây này ở địa phương mình thường có tên gọi là: cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ.
Sáng sớm hôm sau mình bắt đầu đi tìm lá, đến 4 giờ chiều mới đủ thuốc. Bẻ cả cành và lá mỗi cây mỗi thứ một ít, mình đem sao, sấy khô tất cả. Sau đó cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn một chén cho cháu uống. Không ngờ cháu đi tiểu liên tục ngay trong đêm đầu tiên sau khi uống chén thuốc đó. Cứ thế da xộp xuống hẳn và sau đó cháu đã đi cầu. Mình còn phát hiện khi cháu đi cầu, trong phân có rất nhiều viên trắng giống như hạt sạn to nhỏ như mắt cá. Mà hồi đó mình không biết đó là hột sạn, cứ thấy nó cứng ngắt. Cứ thế mình cho cháu uống mãi. Lúc uống xong lần đầu, một ngày sau, mình thấy cháu cựa mình được, nhắm mở mắt bình thường. Mình mừng quá, cho cháu uống thuốc liên tù tì trong vòng nửa tháng.
Về sau, ngày nào cũng nấu thuốc thành nước cho cháu uống trong vòng 3 tháng, cháu khỏe hẳn cho tới bây giờ. Mà nói thiệt, hồi cháu đỡ bệnh khoảng 6 tháng thì mình có đưa cháu vào Quy Nhơn cho bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định khám lại cho chắc ăn. Ông bác sĩ đó ngạc nhiên, không ngờ khi gặp lại thấy nó khỏe mạnh…Mình nói bé về uống thuốc nam. Bác sĩ khám lại và bảo bé đã khỏi…Mình mừng quá, vậy là con gái mình tai qua nạn khỏi nhờ bài thuốc nam ấy rồi.
Sau đó, nhiều người bệnh hay tin cứ tìm tới nhà mình hỏi thăm. Cũng bởi con bé Tuyền bệnh nặng nên cả làng cứ tới thăm thường xuyên, nên khi nó hết bệnh, thông tin mới lan truyền thật nhanh. Cũng từ đó, mình làm phước cứu người nhờ bài thuốc này luôn”.
Quả thật hôm chúng tôi tìm đến nhà chị Dung, bé Tuyền giờ đã thành cô thiếu nữ 17 tuổi, trông rất khỏe mạnh và luôn quấn quýt bên mẹ để phụ làm thuốc cứu người. Giờ đây, những người mắc bệnh thận không riêng gì ở trong tỉnh mà các tỉnh khác như Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Gia Lai…cũng tìm đến chị Dung rất nhiều. Để tiện giúp đỡ mọi người, chị Dung đã lên núi hái các loại cây thuốc trong bài thuốc kì diệu này về nhà phơi hai nắng, rồi chở đi ra xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ) nhờ máy sấy điện của người ta sấy khô dùm. Khi bệnh nhân tìm đến, chị đưa thuốc, hoặc gởi thuốc cho người ta, cứ thế người nhà bệnh nhân sắc thuốc cho uống mà thôi.
Chị Dung cho biết: “Bài thuốc nam này cũng lạ lắm! Với những căn bệnh về thận mà bệnh viện trả về, nhất là ung thư thận, nó chữa rất nhanh, trong vòng 4 tháng thì bệnh nhân hết bệnh luôn, không trở đi trở lại gì cả. Còn thận khô, thận nhiễm mỡ thì chữa lâu hơn một chút, trong vòng 5 – 6 tháng là hết bệnh. Bây giờ mình cũng đã tìm ra thêm một vị thuốc giúp bệnh nhân bị bệnh thân ăn cơm được ngon hơn là cây thuốc hồng đơn. Loại này cũng uống kèm với 4 vị thuốc kia rất tốt. Mình thực sự mong muốn khi có điều kiện, sẽ sắm một chiếc máy sấy để sấy thuốc vì số lượng thuốc làm rất nhiều, chở đi sấy nơi khác thì lại quá tốn kém, hơn nữa mùa mưa thì không thể nào phơi khô trước khi đem sấy được”.
Những người thoát khỏi lưỡi hái tử thần
Chị Đoàn Thị Dung (phải ) và con gái Trần Thị Thanh Tuyền
Để kiểm nghiệm lời chị Dung nói, chúng tôi tìm đến nhà bà Đinh Thị Giàu (74 tuổi) ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa, một bệnh nhân hư thận tưởng chừng không thể cứu chữa được, đã trở lại đời sống bình thường. Bà không giấu được niềm vui khi may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Một buổi tối mùa hè 12 năm về trước, bà phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch: Đi tiểu không được, cơ thể bị phù ứ. Các bác sĩ Quân y viện 13 đã xác định nguyên nhân khiến bà Giàu bị như thế bởi thận của bà đã bị suy nặng. Nghiêm trọng hơn là cả 1 quả thận bị thối rữa gần hết, đã bị suy thận độ 3 , không còn tác dụng. Để cứu lấy sinh mệnh bệnh nhân, bác sĩ quyết định mổ và cắt bỏ quả thận bị hư. Nhưng đến giữa tháng 11/2002 thì bệnh cũ lại tái phát, cơ thể bà bị phù nặng hơn. Chịu không nổi, bà Giàu lại tiếp tục nhập viện lần thứ 2. Đợt cứu chữa này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đành phải bó tay bởi quả thận còn sót lại được thể hiện trên phim X quang cũng đã thối rữa, hoạt động rất thoi thóp. Gia đình bà không còn cách gì khác ngoài việc đưa bà về nhà và chờ đón ngày tiễn đưa bà về với tổ tiên.
Thế nhưng số bà cũng may mắn. Chị Kim Anh – con gái của bà cho hay: “Sau khi chúng tôi đưa má về nhà thì được chị Dung ở thôn Hội Khánh bày cách chữa thận và hái cho gia đình một bài thuốc nam, gồm 4 loại cây. Thú thật, bây giờ nói 4 loại cây thuốc đó tên gì thì tui cũng không nhớ rõ. Chúng tôi chỉ nghĩ, thôi thì cứ coi đây như một cuộc “thử nghiệm”, biết đâu ông trời thương thì má tui qua khỏi. Vậy là chúng tôi đem thuốc về nhà sắc rồi cho má tui uống như kiểu uống trà. Phương pháp điều trị quá đơn giản, vậy mà hiệu nghiệm thật bất ngờ. Má tui đã thoát khỏi cơn hiểm nghèo. Sau một canh giờ dùng thuốc đã có tác dụng, bà cảm thấy mắc tiểu và đi liên tục nửa tiếng một lần. Những chỗ phù trướng trên cơ thể đã chuyển về trạng thái ban đầu và xẹp xuống hoàn toàn. Để chắc ăn, mấy ngày sau, tui tiếp tục sắc một ít lá cây thuốc nam còn lại cho bà uống thêm. Được một tháng thì bà đã tự ngồi dậy được và cũng tự mình đi lại, làm vệ sinh cá nhân mà không cần người phụ giúp. Sức khỏe bà ngày càng khá lên dù những ngày sau bà không dùng thuốc nữa. Ăn uống cũng bình thường trở lại và bây giờ bà thực sự bình an”.
Còn bà Giàu thì tâm sự: “Đúng là uống thuốc được sắc 4 loại cây thuốc nam này, tui đã khỏe lên rất nhiều, không còn cảm giác mệt mỏi vì bệnh nữa. Dù hiện thời không biết mình có thể sống được bao lâu nữa, nhưng sau lần “trở về” này, tui vui lắm! Hi vọng bài thuốc chữa thận đầy hiệu quả này không chỉ có ích cho tui mà nó sẽ được phổ biến để có thể chữa trị cho những người có chứng bệnh này!”.
Còn ông Y Vua (52 tuổi) – người Bana, thôn 5, buôn Bling Ea Kpam Cưmgar – tỉnh Đăk Lăk, một người đã nhờ thuốc của chị Dung chữa hết bệnh, cho biết: “Tôi bị bệnh thận đã lâu, khi đi khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy – TP HCM thì bác sĩ chuẩn đoán tôi bị suy thận mãn giai đoạn cuối, tôi phải chạy thận ở tại bệnh viện này luôn. Thấy xa nhà và bất tiện nhiều thứ, gia đình quyết định chuyển sang lọc thẩm phân màng bụng. Chúng tôi mua cái máy hơn 3 triệu đồng để tiến hành lọc, 1 ngày thay 4 bình dịch. Tính ra vừa chạy thận vừa lọc thẩm phân đã 7 năm rồi mà không khỏi. Mấy tháng trước tình cờ đọc báo, thấy có bài viết thuốc nam chữa thận của chị Dung. Tôi mừng quá, dò tìm được số điện thoại của chị ấy, vậy là tui gác công việc ở trang trại cà phê, cao su mà chạy xe xuống huyện Phù Mỹ - Bình Định để gặp chị ấy. Tới nhà chị Dung là đúng 10 giờ đêm. Chị ấy hốt cho tôi thuốc. Tôi uống đã 2 tháng nay rồi. Giờ khỏe lắm, không phải uống thuốc tây hay vô dịch gì nữa...”.
Theo lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư kí Hội dược liệu Tp Hồ Chí Minh: “ 4 loại cây thuốc nam: cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận rất tốt. Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn. Cây mực có vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí…Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên không nên dùng quá liều, và muốn đạt hiệu quả chữa bệnh cao thì người bệnh cần được lương y tư vấn”.
Thông tin về bài thuốc này xin liên hệ: Đoàn Thị Dung, xóm 4, thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa , huyện Phù Mỹ - Bình Định. Điện thoại: 097.6467461 – 056. 3776447.
Ý kiến bạn đọc về: Bài thuốc nam chữa bệnh thận
-
nguyễn bảo long (09:07:44 AM 20/03/2016)Tiêu đề
Thầy thuốc gì cái bà này,mình đã từng gọi điện rồi bà ấy nghe xong phán 1 câu hết hy vọng rồi em ơi rồi cúp máy ngay,mình không kịp nói gì nữa.Ai chẳng biết là hết hy vọng rồi thì mới phải chạy thận chờ chết chứ,vậy mà không nỡ giúp.Bà ấy cũng đã gặp hoàn cảnh ấy rồi thì phải hiểu chứ,có bệnh thì vái tứ phương còn nước còn tát.Vậy mà phán hết hy vọng rồi cúp máy nhẹ tựa lông hồng.Chả có đức đâu.
-
tran van thai (09:07:18 AM 23/07/2016)tieu de
thầy thuốc gì mà gọi đt hỏi sống ở đâu cái cúp máy luôn.không có tâm.
-
Nguyễn Duy Hưng (08:05:17 AM 01/11/2016)Tiêu đề
Anh Trần Văn Thái và anh Anh Nguyễn Bảo Long em mới gọi cho chị Dung hôm qua, chị trả lời rất chân thành và niềm nở, hi vọng 2 a và gia đình hãy liên lạc lại với chị để không đánh mất cơ hội chữa bệnh. Em cũng đang tìm cách xác minh lại thông tin về bài thuốc của chị để dùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?