Sống xanh » Ẩm thực xanh
7 loài côn trùng sẽ là thức ăn của con người trong tương lai
(11:41:37 AM 04/10/2013)Như để nhấn mạnh tuyên bố ấy, một nhóm học sinh ở Đại học McGill ở Montreal đã thắng giải Hult vào năm 2013 cho việc tạo ra loại bột giàu protein từ côn trùng. Giải thưởng là 1 triệu USD tính theo hạt giống để tạo ra loại bột mà họ đang nghiên cứu là Power Flour. “Chúng tôi sẽ bắt đầu với châu chấu”- đội trưởng Mohammed Ashour nói với báo ABC vào thứ hai ngày 30 tháng 9.
Đầu năm nay, Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) công bố báo cáo có tựa đề "Côn trùng ăn được: Triển vọng tương lai cho thực phẩm và đầy đủ thức ăn". Các chi tiết tài liệu sức khỏe và lợi ích môi trường được bắt nguồn từ một chế độ ăn uống bổ sung bằng côn trùng, một chế độ ăn uống cũng được gọi là "ăn côn trùng”.
Tài liệu lấy được từ FAO và các nguồn khác, dưới đây là danh sách bảy côn trùng ăn được mà bạn có thể nhanh chóng tìm thấy trên bàn ăn
1/Sâu bướm Mopane
Nhánh cây với một con sâu Mopane. Phía dưới con sâu là một chiếc lá hình bướm.
Sâu bướm Mopane tồn tại nhiều ở phía nam Châu Phi. Loài này là ấu trùng của bướm hoàng đế (Imbrasia belina). Thu hoạch sâu bướm Mopane là ngành công nghiệp đem lại hàng triệu đô la, công việc thu hoạch thường được đảm trách bởi phụ nữ và trẻ em.
Theo truyền thống, sâu bướm được đun sôi trong nước muối và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ở dạng khô chúng có thể không cần bỏ vào tủ lạnh mà vẫn tốt trong vài tháng, đây chính là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng. Một số loài sâu còn có nhiều dinh dưỡng hơn. Lượng sắt có trong thịt bò là cứ 100gram thì có 6mg sắt. Nhưng của sâu Mopane còn nhiều hơn thế, 31mg sắt trong 100gram. Theo FAO, chúng cũng là nguồn cung cấp kali, natri, canxi, phốt pho, magiê, kẽm, mangan, đồng.
2/Châu chấu Chapulines
Một đĩa châu chấu chapulines rang, món ăn của miền nam Mexico
Chapulines là châu chấu của họ Sphenarium. Chúng thường được tiêu thụ ở miền nam Mexico. Châu chấu thường được rang lên cho giòn và ăn chung với tỏi, chanh, muối hoặc guacamole và ớt bột khô. Những con châu chấu này là nguồn giàu protein; một số người còn cho rằng lượng protein của chúng lên đến 70%.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thu thập châu chấu là một thay thế khá tuyệt cho việc phun thuốc trừ sâu lên cỏ linh lăng và các loại cây trồng khác. Điều này không chỉ làm mất đi các mối hiểm hoạ môi trường liên quan đến thuốc trừ sâu mà còn tạo cho người địa phương nguồn thu nhập về dinh dưỡng và thu nhập từ việc bán châu chấu.
3/ Ấu trùng Witchetty
Ấu trùng Witchetty
Trong bữa ăn của những người thổ dân Úc, ấu trùng Witchetty là thứ không thể thiếu. Khi ăn sống, các ấu trùng có vị như hạnh nhân. Còn khi nấu chín, chúng có vị giòn, thơm như gà nướng. Ấu trùng cung cấp một lượng lớn axit oleic và omega-9.
Mặc dù người ta thường đề cập đến các ấu trùng của bướm đêm khác nhau như ấu trùng Witchetty, một số nguồn tin xác định các giai đoạn ấu trùng của bướm Cossid (Endoxyla leucomochla) cũng như ấu trùng Witchetty. Các ấu trùng được thu hoạch từ dưới lòng đất, nơi chúng sống nhờ vào các rễ cây của Úc như bạch đàn và cây keo đen.
4/Mối
Một binh lính mối
Muốn thoát khỏi sự gặm nhấm của các con mối dưới chiếc ghế của bạn? Hãy bắt chước những người ở Nam Mỹ và Châu Phi : Tận dụng lợi thế về chất lượng dinh dưỡng phong phú bằng cách chiên, phơi khô, hút thuốc hoặc hấp trong lá chuối.
Mối thường có 38% protein và đặc biệt là loài Venezuelan, có đến 64% protein. Mối cũng rất giàu sắt, canxi, axit béo thiết yếu và các axit amin như tryptophan.
5/ Mọt cọ đỏ
Ấu trùng của mọt cây (Rhynchophorus ferrugineus) được bán ở chợ Heho được xem là một trong những món ăn phổ biên của Đông Nam Á
Món ăn trong nhiều bộ lạc Châu Phi, mọt cọ, (Rhychophorus phoenicis) có thể tìm thấy trên các thân cây cọ. Chúng dài khoảng 10cm và có bề ngang khoảng 5cm, loài mọt cọ này rất dễ chiên vì chúng khá béo mặc dù cũng ăn cây cỏ và thực vật.
Một báo cáo năm 2011 từ Tạp chí khoa học cho biết rằng mối đỏ Châu Phi là nguồn cung cấp tuyệt vời về kali, photpho, kẽm, sắt cũng như axit amin và axit béo.
6/Bọ xít
Bọ Xít
Tên của chúng có lẽ sẽ không thích hợp cho việc tạo hứng thú ăn uống, nhưng loài bọ xít (Hemiptera order) được tiêu thụ ở Châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Loại sâu này rất giàu dinh dưỡng gồm kali, sắt và photpho.
Loài này toả ra một mùi rất độc hại. Chúng thường không được ăn sống nếu đầu không được bỏ đi trước. Hoặc theo cách khác, bọ xít có thể được rang lên hoặc ngâm trong nước và phơi khô. Thêm một lợi ít vào việc ngâm bọ xít vào nước, nước có chứa các loại độc của bọ sẽ có thể được dùng như thuốc trừ sâu và khiến mọt tránh xa nhà của bạn.
7/Sâu bột
Bánh sâu trong căn tin của Bộ nông nghiệp, thiên nhiên và thực phẩm ở Hague
Ấu trùng của loài bọ cánh cứng sâu bột (Tenebrio molitor) là một trong những loài côn trùng duy nhất được tiêu thụ bởi thế giới phương Tây. Loài sâu này được nuôi ở Hà Lan để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của con người và thú vật và một phần cũng vì chúng phát triển mạnh ở vùng khí hậu ôn đới.
Giá trị dinh dưỡng của sâu bột là rất lớn : Chúng giàu đồng, kali, sắt, kẽm và selen. Sâu bột có thể được so sánh với thịt bò trong khoảng hàm lượng protein, nhưng nhiều hơn về hàm lượng chất dinh dưỡng và chất béo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?