»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:34:02 AM (GMT+7)

7 điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

(11:24:13 AM 06/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Về bản chất mật ong thật sự rất tốt, nhưng khi kết hợp với những thực phẩm kỵ cơ thể có thể bị ngộ độc, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

Ảnh minh họa

 

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào...bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". 


Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong mật ong có hoạt tính nước thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong (See "Precautions" below).

Những điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

1. Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

2. Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

3. Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.


 

4. Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.

5. Mật ong kỵ với đậu phụ

Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại không thể kết hợp với nhau để cùng chế biến, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy.


Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu.

 

Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.

6. Mật ong rất kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

7. Mật ong không nên dùng với lá hẹ

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.

Một số lưu ý khi sử dụng mật ong

- Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.

- Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.

- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.

- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…

Theo Xã Luận
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 7 điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI