»

Thứ sáu, 22/11/2024, 23:44:06 PM (GMT+7)

“Văn hóa bàn tiệc” tiếp tục đến với sinh viên

(13:59:55 PM 10/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Chương trình “Văn hóa bàn tiệc” do Trường Quản lý Khách sạn Việt Úc (VAAC) phối hợp cùng Cổng thông tin môi trường Việt Nam tổ chức đang được triển khai đồng loạt trên toàn thành phố sau hai chương trình đầu tiên được tổ chức tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Q.7, TP.HCM) vào ngày 25/4 và Trường ĐH KHXH&VN TP.HCM (ngày 26/4). Nhân dịp này, Bà Trần Thị Xuân Quyên, Trưởng phòng Đào tạo của Trường Quản lý Khách sạn Việt Úc (VAAC) đã có chia sẽ cùng bạn đọc

Chương trình do Trường Quản lý Khách sạn Việt Úc (VAAC) phối hợp cùng Cổng thông tin môi trường Việt Nam (tinmoitruong.com.vn) đồng tổ chức sẽ diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế- Luật ngày 15/5/2013 

 

 “Chương trình nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các bạn thanh niên trong tiến trình hội nhập kinh tế. Đây được xem như một hoạt động ngoại khóa xoay quanh vấn đề giao tiếp, ứng xử bàn tiệc, vấn đề đang được xã hội lên tiếng, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh văn hóa Việt Nam”.

 

Về chương trình, đang được triển khai Trần Thị Xuân Quyên (ảnh dưới) cho biết thêm:Ông bà mình có câu “ăn coi nồi, ngồi coi hướng” để nhắc cháu con chuyện ăn uống, đi đứng, nằm ngồi sao cho phải phép. Chữ “phải phép” ở đây chính là “kính trên, nhường dưới” chứ không phải ăn uống một cách bừa bãi, chỉ biết no cái bụng mình, mặc người đói no thế nào cũng kệ…

 

 

Xã hội ngày càng phát triển, chuyện uống ăn cũng dần được nâng lên thành nghệ thuật trong số đông quần chúng, trong nếp của mỗi nhà, nếp nghĩ của con người. Cụ thể, ngày xưa thì người ta đa số chỉ nghĩ đến ăn no, mặc ấm thì nay là ăn ngon, mặc đẹp. Yếu tố ngon ấy được các chuyên gia ẩm thực cho rằng nó đến từ vị giác, xúc giác, thị giác… chứ không chỉ đến từ mỗi việc cảm thụ qua vị giác - bỏ vào miệng mới biết ngon là đủ. Vì thế, ăn ngon được hiểu là món ăn phải hợp khẩu vị, thơm tho, bắt mắt và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Từ đó, người ta nghĩ đến việc bày trí, tổ chức bữa ăn, tiệc tùng từ gia đình đến những bữa tiệc cơ quan đảm bảo tiêu chí ngon như đã nói. Trong đó, loại hình buffet được du nhập vào Việt Nam như lẽ đương nhiên của dòng chảy văn hóa trong thời kỳ mở cửa, hội nhập sâu rộng với nước ngoài. Tuy nhiên, những bữa tiệc buffet được bày trí sạch, đẹp, ưu tiên cho sự chọn lựa theo sở thích thực khách cũng như đảm bảo thưởng thức nhiều món cùng một lúc đã vô tình trở thành “điều đáng buồn”, thậm chí “đáng trách” với phong cách ăn uống của đa số người Việt là hay bỏ thừa mứa, không “liệu cơm gắp mắm”. Người bình dân gọi là “đói con mắt” nên cứ thấy món nào ngon là… gắp tới tấp, sau đó ăn không hết và bỏ thừa, gây lãng phí, đồng thời cũng làm người đến sau “mất cơ hội” thưởng thức.

 

Tâm lý đó phải chăng xuất phát từ suy nghĩ “dù gì cũng bỏ ra chừng đó tiền trên một vé buffet rồi nên mình có quyền tùy chọn, tùy thích, tùy ý mà hành xử?”. Thực ra, nội hàm của câu hỏi đã trả lời cho thói quen xấu xí của người Việt mình, vốn chưa thật quen với việc ăn uống tập thể nên cứ thế mà hành xử một cách “thô bạo” nơi bữa tiệc, làm nhiều người hiểu biết phải e ngại. Không ít tờ báo đã nói về việc này và được người viết kể những câu chuyện thực tế từ việc ăn uống một cách xấu xí của người Việt, làm các đơn vị tổ chức tiệc tùng cũng ngại, rồi phải dặn dò bằng tiếng Việt cho chuyện gắp món ăn trong các tiệc buffet (chỉ có tiếng Việt, dù có nhiều người ở các nước với đủ ngôn ngữ khác nhau tham dự). Điều đó chứng tỏ rằng, trong một buổi giao lưu văn hóa, thông qua bữa tiệc thưởng thức ẩm thực thì những người thuộc các quốc gia khác đã ý thức được nét đẹp văn hóa cần có là tiết chế trong việc lấy thức ăn, đã lấy thì phải “liệu bụng” mà lấy, lấy rồi dùng cho hết, còn người Việt thì không như thế, nên mới phải nhắc nhở “làm ơn không gắp quá nhiều, rồi bỏ phí…”.

 

-Ngoài những vấn đề liên quan đến việc gắp thức ăn thì ứng xử nơi bàn tiệc cũng là một “vấn nạn”? 

 

-Bà Trần Thị Xuân Quyên: Đúng vậy! Bên cạnh đó, bữa tiệc đòi hỏi những sự im lặng tối thiểu để vừa ăn, vừa thưởng thức âm nhạc chẳng hạn cũng bị biến thành “cái chợ” bởi thực khách mạnh ai nấy nói, tụm năm tụm bảy lại để kể tá lả chuyện từ đông sang tây, từ trong nhà ra ngoài phố nên làm cho bữa tiệc trở nên thiếu nho nhã. Việc “tám” với âm lượng thiếu kiểm soát kèm thêm bia bọt “dzô… dzô…” tới bến đã dẫn tới nhiều hệ lụy đau lòng như đánh nhau ngay tại bàn tiệc, thậm chí là tiệc cưới của bạn bè mình, dẫn tới án mạng, mất niềm vui trọn vẹn cũng là điều không hiếm. Ăn uống tới nơi tới chốn dẫn đến thiếu kiểm soát và lái xe gây tai nạn cho người khác hoặc tự bị tai nạn dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cũng là một hệ lụy khác của nếp tham gia tiệc tùng không biết kiềm chế của người Việt, nhất là quý ông.

 

Câu chuyện về ăn uống cứ thế mà suy ngẫm sẽ thấy nó dài bất tận mà đòi hỏi những người trẻ thế hệ mới, với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập văn hóa như hiện nay có thể sẽ tham gia nhiều bữa tiệc mang tính nội bộ gia đình đến tập thể, giao lưu giữa các đối tác trong, ngoài quốc gia phải học hỏi một cách nghiêm chỉnh văn hóa ăn uống (hay nói cách khác là văn hóa bàn tiệc).

 

-Chương trình hướng đến sinh viên, cụ thể sẽ như thế nào, thưa bà?

 

-Trường Quản lý Khách sạn Việt Úc sẽ nối kết với các trường cao đẳng, đại học để tổ chức chương trình ngay tại đơn vị, và mỗi chương trình sẽ gồm 3 tiết (45 phút/tiết), hoàn toàn miễn phí, với số lượng sinh viên tham gia trên mỗi chương trình là 100 người. Chương trình đầu tiên được tổ chức tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Q.7, TP.HCM) vào ngày 25/4 và ngày 26/4 là tại Trường ĐH KHXH&VN TP.HCM.

 

Sau đó, là chuỗi chương trình tại Đại học Kinh tế- Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM (ngày 15/05/2013), Đại Sư phạm kỹ Thuật Tp.HCM (ngày 16/05/2013). Hi vọng, với nỗ lực này, cùng nhiều hoạt động khác liên quan đến văn hóa bàn tiệc, ẩm thực Việt chúng tôi cũng như nhiều đơn vị khác sẽ góp phần nâng cao văn hóa ăn uống của người Việt xứng tầm quốc tế.

LƯU MẠNH KHÔI thực hiện
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Văn hóa bàn tiệc” tiếp tục đến với sinh viên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

VACNE 30 năm
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI