Di sản xanh » Mỹ thuật
Phát triển bền vững với truyền thông về môi trường và biến đổi khí hậu
(13:56:28 PM 03/06/2012)
Ngày nay, phát triển bền vững (PTBV), một khái niệm được đề cập đến từ những năm 80 của thế kỷ 20, đã trở thành chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ những bế tắc trong các vấn đề phát triển. Và để đảm bảo PTBV, cần đặc biệt quan tâm đến môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH), những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên phạm vi toàn cầu.
Theo kết quả điều tra của Ban Liên Chính phủ về BĐKH, tại các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương các nhà quản lý và hoạch định chính sách đã công nhận giáo dục về BĐKH là ưu tiên hàng đầu và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng đứng vị trí thứ hai, khẳng định vai trò của cộng đồng trong cuộc chiến bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH .
1. Truyền thông về môi trường và BĐKH giữ vai trò gì?
Các chiến lược quốc gia về môi trường và BĐKH chỉ có thể thành công nếu như khuyến khích được sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và doanh nghiệp. Kinh nghiệm của UNDP cho thấy các chiến lược hay kế hoạch truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa chính phủ với tổ chức dân sự xã hội, khối doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng.
Thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, cộng đồng không những sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào các quá trình ra quyết định và đồng thời có những đóng góp cho các nỗ lực bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.
Truyền thông về môi trường và BĐKH có những đặc điểm chung, đó là:
- Các vấn đề môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xã hội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả đến các thế hệ tương lai.
- Phạm vi tác động, ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đến điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội thay đổi rất rộng, từ cá nhân, xóm, thôn, bản đến quốc gia, khu vực và toàn cầu. Vì thế, vấn đề môi trường là vấn đề chung của cộng đồng, chẳng hạn, kinh tế xanh và BĐKH là vấn đề toàn cầu.
- Những tác động và hậu quả tác động của sự thay đổi môi trường do con người gây ra đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra, xác định, đánh giá được, mmặt khác, nó không chỉ có những hậu quả trước mắt mà có cả những hậu quả tiềm tàng trong tương lai, có khi phải đến các thế kỷ sau. Rõ ràng, suy thoái môi trường và BĐKH có tác động tiềm tàng đến nhiều thế hệ sau.
2. Mục đích, yêu cầu của truyền thông môi trường và BĐKH là gì?
1/ Từ những đặc điểm nêu trên (là vấn đề chung của cộng đồng, không riêng một người, một nhà, một cộng đồng, hay một quốc gia bị tác động xấu hoặc được thu lợi), nên mục đích của truyền thông về môi trường và BĐKH không chỉ là nhằm truyền đạt thông tin hay quá nhấn mạnh vào truyền đạt thông tin, mà quan trọng hơn là nhằm thu hút mọi người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết chung, nhận thức chung về những vấn đề môi trường và BĐKH để từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề thuộc môi trường và BĐKH đặt ra.
2/ Yêu cầu của truyền thông về môi trường và BĐKH là:
i) Làm cho các đối tượng truyền thông thấy rõ thực trạng của họ và cộng đồng của họ đã và đang chịu những hậu quả tác động tiêu cực của sự suy thoái môi trường và BĐKH, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng do suy thoái môi trường và BĐKH gây ra trong tương lai, nguyên nhân của suy thoái môi trường và BĐKH hiện nay và những giải pháp mà loài người phải thực hiện để bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thông qua việc cung cấp cho họ những minh chứng khoa học và thực tiễn sinh động về hiện trạng suy thoái môi trường, BĐKH và những hậu quả tác động của chúng.
ii) Thu hút, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào quá trình truyền thông, qua đó nâng cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi của họ theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó thích hợp và có hiệu quả với BĐKH trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, nhằm củng cố thành tập quán.
3. Những nội dung chủ yếu của thông điệp truyền thông về môi trường và BĐKH?
· Thông điệp về nhận thức:
- Suy thoái môi trường và BĐKH hiện nay là một thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu, khu vực và địa phương trong một thời gian dài, hàng thập kỷ và thế kỷ.
- BĐKH đã và sẽ tác động ngày càng mạnh đến các điều kiện tự nhiên, nhất là thiên tai, bão, lụt, hạn hán, các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống của con người hiện nay và cả các thế hệ tương lai, nhất là ở những vùng có rủi ro cao, nếu loài người không kịp thời có những giải pháp ứng phó thích hợp.
- Nguyên nhân của suy thoái môi trường và BĐKH hiện nay là do tác động của con người trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, đồng thời thải vào khí quyển các chất khí làm tăng hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển.
- Loài người có khả năng ứng phó một cách hiệu quả với suy thoái môi trường và BĐKH hiện nay do hoạt động của chính mình gây ra, nếu có sự hợp tác rộng lớn của tất cả các nước, có sự tham gia của toàn cộng đồng và của từng người.
- Các giải pháp chiến lược nhằm bảo vệ môi trường, PTBV phải gắn liền với các giải pháp ứng phó với BĐKH, bao gồm các giải pháp giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH. Các giải pháp đó cần được lựa chọn, xác định đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương, có khả năng và cần phải được lồng ghép có hiệu quả với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của ngành, lĩnh vực và địa phương đó, phù hợp với chính sách phát triển quốc gia.
Thông qua các nội dung chủ yếu của thông điệp truyền thông nêu trên, cần làm cho các đối tượng truyền thông nhận thức rõ:
- Suy thoái môi trường và BĐKH hiện nay đã và đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu, khu vực và địa phương.
- Nó tác động đến tất cả mọi người, mọi lĩnh vực, song chịu hậu quả nặng nề nhất là những cộng đồng dân cư nghèo, sống ở những vùng có nhiều rủi ro nhất như các đảo nhỏ, các dải ven biển, vùng núi cao, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.
- Từ đó tạo được sự chuyển biến về nhận thức (từ thờ ơ, chủ quan sang thực sự quan tâm, coi trọng) và về hành động (chủ động phòng tránh, thích ứng với môi trường, khí hậu thay đổi).
Trong khuôn khổ hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, PTBV, nội dung hành động của thông điệp truyền thông tập trung chủ yếu vào hướng bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa phương.
· Thông điệp hành động:
- Tất cả các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế - xã hội, môi trường (tổng thể, ngành, lĩnh vực) đều phải xem xét đến hậu quả tác động của suy thoái môi trường và BĐKH ở địa phương, dựa vào kết quả đánh giá tác động của tình trạng suy thoái môi trường và BĐKH. Hướng mọi hoạt động tới một nền kinh tế xanh, ít các bon (đối tượng là các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch, lãnh đạo chính quyền các địa phương).
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả (mọi người dân).
- Không gây ô nhiễm và kiểm soát ô nhiễm không khí và nguồn nước (mọi người dân).
- Công khai hóa quy hoạch các ngành kinh tế, phát triển các hồ, đập mới và thay đổi cấu trúc các công trình thủy lợicho phù hợp với điều kiện BĐKH; quy hoạch hệ thống cung cấp nước dựa trên cơ chế thị trường (các nhà quy hoạch, quản lý).
- Thực hiện quản lý tổng hợp dải ven biển kết hợp giữa truyền thống và các hệ thống dựa vào cộng đồng.
- Khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là rừng ngập mặn.
- Bảo vệ các vùng đất ướt ven biển dễ bị tổn hại.
- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa giống thích ứng với BĐKH.
- Khôi phục và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
-Tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chủ đề bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm vào các nhóm xã hội khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.
- Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường và BĐKH trong các trường phổ thông.
Ngoài những nội dung chủ yếu của thông điệp truyền thông nêu trên, các tuyên truyền viên có thể bổ sung những nội dung sống động, liên quan đến môi trường và BĐKH, các tác động của chúng đến kinh tế - xã hội ở địa phương để cho các thông điệp truyền thông sinh động hơn. Tùy theo đối tượng cụ thể, các tuyên truyền viên về môi trường và BĐKH sẽ lựa chọn và diễn đạt những nội dung thông điệp truyền thông sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, tạo được ấn tượng thông qua các hình thức truyền thông khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
4. Truyền thông về môi trường và BĐKH gặp những trở ngại, thách thức gì?
Công tác truyền thông về môi trường và BĐKH nói chung có rất nhiều trở ngại. Bản chất phức tạp của vấn đề môi trường và BĐKH cũng như việc có ít những ví dụ cụ thể về những tác động của chúng khiến việc thuyết phục các nhóm đối tượng rằng, suy thoái môi trường và BĐKH là một chủ đề cần được quan tâm rất khó khăn.
Mặt khác, suy thoái môi trường, BĐKH và những tác động của chúng có ảnh hưởng đến rất nhiều bên liên quan, kể cả đối với những nhóm đối tượng có xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị. Điều này khiến cho việc điều phối các nỗ lực truyền thông và đảm bảo sự nhất quán của các thông điệp truyền thông là việc không đơn giản.
Khả năng diễn giải, truyền tải các thông tin về môi trường và BĐKH theo một ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu cho các nhóm đối tượng khác nhau không phải dễ thực hiện bởi sự hiểu biết hạn chế về đối tượng truyền thông, thiếu những thông tin sinh động, khách quan, đáng tin cậy, đủ hấp dẫn, thu hút người nghe.
Ngoài ra, còn có khó khăn mang tính đặc thù khác chi phối bởi bối cảnh truyền thông cụ thể của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, mặc dù hệ thống truyền thông theo ngành dọc đã được xây dựng và hoạt động rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực (Y tế, Giáo dục v.v…), tuy nhiên, việc phối hợp truyền thông liên ngành và chia sẻ thông tin giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau vẫn còn rất nhiều hạn chế. Không những thế, kỹ năng và năng lực của các cán bộ truyền thông chuyên trách ở cấp cơ sở đối với nhiều ngành, lĩnh vực, kể cả trong giới báo chí và truyền thông, vẫn còn yếu kém, đặc biệt là trong việc tìm kiếm và khai thác các đề tài ở địa phương. Một trong những thách thức cần phải kể đến đó là làm sao để truyền tải thông tin đến những nhóm đối tượng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kênh thông tin truyền thống. Ví dụ, việc tổ chức những cuộc họp phổ biến thông tin ở cấp thôn, bản thường không có sự hiện diện của lớp người nghèo nhất của cộng đồng do họ thường đi làm việc xa nhà, ở ngoài đồng, đi biển hay đi làm thuê ở xa, phụ nữ chỉ được tham gia nếu như chồng đi vắng.
Đồng bào dân tộc thiểu số - những người sống ở vùng sâu vùng xa, ngư dân vùng ven biển - sống ở các vạn chài, dễ bị thiên tai, điều kiện kinh tế khó khăn và trình độ học vấn cũng thấp hơn so với những cộng đồng khác - cần có sự quan tâm đặc biệt trong việc tìm kiếm và sử dụng những kênh truyền thông và thông điệp truyền thông thích hợp.
5. Hiện trạng kiến thức, thái độ và hành vi về môi trường và BĐKH ở Việt Nam?
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do các tác động của BĐKH. Hiện tại có rất ít những nghiên cứu về mức độ nhận thức hoặc thái độ đối với vấn đề BĐKH của người dân Việt Nam, tuy nhiên có những lý do để chúng ta có thể nhận định rằng mức độ nhận thức nói chung vẫn còn thấp. Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu về “mối quan tâm của chúng ta đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu”, Việt Nam là một trong những quôc gia ít lo lắng nhất về BĐKH. Mặc dù ở Việt Nam hiện chưa có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi trên diện rộng về BĐKH tính đến thời điểm này, tuy nhiên, một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phương, ví dụ như một nghiên cứu của Oxfam tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ vấn đề BĐKH và họ thiếu thông tin, phương pháp, công cụ và kinh nghiệm để đối phó với nó.
Tại Thừa Thiên-Huế, tổng kết 120 phiếu trả lời của ngư dân tại 4 xã thuộc 2 huyện Phú Vang và Phú Lộc “Nội dung tham vấn cộng đồng về xây dựng chiến lược truyền thông về BĐKH trong khai thác và nuôi trồng thủy sản” trong tháng 11/2011, nhóm chuyên gia tư vấn có một số nhận xét sau:
Số người đã nghe/biết các thông tin về BĐKH đạt 65% (78/120). Các phương tiện thông tin được sử dụng để nghe/biết các thông tin về BĐKH của nhóm 78 ngư dân trên như sau (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp):
- Đài truyền hình của Tỉnh: 78 (100%)
- Đài truyền hình Trung ương: 63 (80,8%)
- Đài Phát thanh của Tỉnh: 54 (69.2%)
- Báo chí của tỉnh: 37 (47,4%)
- Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam: 30 (38.5%)
- Các lớp tập huấn về BĐKH: 23 (29,5%)
- Phổ biến thông tin tại các cuộc họp của Hội, Đoàn thể, thôn/xóm: 18 (23.1%)
- Báo chí của Trung ương: 14 (18,0%)
- Đài Phát thanh của thôn/xóm: 5 (6,4%)
Từ con số thống kê trên, ta thấy: Ngư dân nghe/biết các thông tin về BĐKH nhiều nhất qua đài truyền hình, sau đó là Đài phát thanh. Qua phương tiện báo chí không cao, phản ảnh thực chất trình độ văn hoá của ngư dân còn thấp. Chỉ có 29,5% số người biết thông tin về BĐKH qua các lớp tập huấn về BĐKH, chứng tỏ số người được tham gia các lớp tập huấn về BĐKH còn hạn chế. Điều thú vị ở đây là, số người biết thông tin về BĐKH qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, kể cả báo chí của tỉnh) chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH.
Cũng từ tham vấn cộng đồng ngư dân trên ta nhận biết những hình thức truyền thông nào thích hợp và có hiệu quả cao trong cộng đồng dân cư:
- Đài truyền hình: 90,8%
- Tổ chức các buổi trò chuyện về tác động của BĐKH: 78,3%
- Các lớp tập huấn về BĐKH: 74,2%
- Tờ rơi, áp phích: 66,7%
- Phổ biến thông tin tại các cuộc họp của Hội, Đoàn thể, thôn/xóm: 65,8%
- Các chiến dịch truyền thông về môi trường và BĐKH: 60,8%
- Các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và BĐKH: 40,8%
- Báo chí: 38,3%
- Các cuộc biểu diễn văn nghệ có chủ đề về môi trường và BĐKH: 38,3%
- Đài Phát thanh: 30%
Ngoài truyền hình, công cụ truyền thông phổ biến và hữu hiệu hiện nay, người dân rất ưa thích các buổi trò chuyện về môi trường và BĐKH, phổ biến thông tin tại các cuộc họp của Hội, Đoàn thể, thôn/xóm hoặc tổ chức các chiến dịch truyền thông về môi trường và BĐKH; Các lớp tập huấn về môi trường và BĐKH được nhiều người mong đợi. Nhiều ý kiến cho rằng hoạt động truyền thông về môi trường và BĐKH hiện nay còn rất yếu, cần có nhiều hình thức phong phú cho hoạt động này, như thiết kế những panô, áp phích cỡ lớn đặt ở những nơi đông người sẽ có hiệu quả tuyên truyền cao. Tờ rơi, đài phát thanh sẽ rất cần cho những người làm nghề phải thường xuyên di động, xa nhà. Các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và BĐKH và các cuộc biểu diễn văn nghệ có chủ đề về môi trường và BĐKH là những hình thức mới, thích hợp nhiều và có tác dụng giáo dục đối với tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh.
6. Những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong truyền thông về môi trường và BĐKH
Từ thực tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và BĐKH của mình cũng như các Hội thành viên của Hội và nhiều tổ chức dân sự khác trong nhiều năm qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã đánh giá các hoạt động truyền thông trong lĩnh vực môi trường và BĐKH của các các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (NGOs) là rất phong phú và hiệu quả. Các hội thảo khoa học về môi trường, đa dạng sinh học, BĐKH…, các ấn phẩm về các lĩnh vực trên có giá trị khoa học cao lại được biên soạn bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu cho các tầng lớp nhân dân, các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, các đợt ra quân rầm rộ nhân ngày Môi trường thế giới với nhiều chủ đề khác nhau của từng năm, phong trào làm sạch rác thải bờ biển, nói không với túi ni lông và ống hút…, các chuyến đạp xe xuyên Việt và quốc tế cổ vũ cho bảo vệ môi trường, sáng kiến vinh danh “Cây di sản Việt Nam”,… hợp với lòng dân, đi vào cuộc sống và có sức lan tỏa rộng lớn, đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
Sở dĩ đạt được các thành quả đó, theo VACNE, bởi những ưu việt sau đây của cộng đồng, cũng là ưu việt của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam:
- Có cơ sở ở mọi miền đất nước, mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội;
- Phong phú về loại hình hoạt động, sát với cộng đồng, nói chính tiếng nói của cộng đồng;
- Có kinh nghiệm, có kỹ năng cần thiết để đánh giá và xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH phù hợp với các điều kiện khác nhau của tự nhiên, kinh tế - xã hội – dân tộc đặc biệt là của các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương;
- Dễ dàng trong việc liên kết theo địa bàn, dân tộc, nhóm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và các đặc điểm khác;
- Đang hàm chứa nhiều mô hình thực tiễn có giá trị đối với bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, chỉ cần được phát hiện, điều tra nghiên cứu, nâng cấp hoàn thiện thì có thể trở thành các chuẩn mực, mô hình mẫu áp dụng cho các hoàn cảnh tương tự;
- Sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chính phủ ở trung ương và địa phương nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH vì đó cũng chính là giúp bản thân họ;
- Các tổ chức quần chúng liên quan đến môi trường và BĐKH ít nhiều đã có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, đã trưởng thành trong hoạt động và đang có nhiều mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa trong lĩnh vực quan trọng này.
..........................................................
Tài liệu tham khảo
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu.
-
Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), 2008. Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
-
Phạm Đức Thi, 2011. Chiến lược truyền thông trong cộng đồng ngư dân tỉnh Thừa Thiên-Huế về các tác động của biến đổi khí hậu
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 053
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 051
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 052
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 053
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.