Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
TH True Milk có “truyền thống” đổ phân bẩn vào đầu dân?
(11:23:00 AM 25/01/2014)>>TH True Milk: "Đầu độc" người dân bằng... phân gia súc?
>>Vụ "Đầu độc" người dân bằng... phân gia súc: Công ty CP sữa TH vi phạm Luật Bảo vệ môi trường?
Dân hoảng loạn vì phân gia súc đổ xuống đầu !
Bà Nguyễn Thị Liệng: “Chúng tôi sống trong cảnh “mất ăn mất ngủ” còn ngành chức năng thì chỉ “nói suông”. Ảnh: Nguyễn Lê- báo Phương Nam
Liên quan đến việc gần nửa tháng nay người dân 4 xóm Đông Sơn, Đông Hà, Đông Thành và Đông Hiếu bị tra tấn bởi mùi hôi thối, báo điện tử Phương Nam đã cho biết: Bà Nguyễn Thị Liệng ở xóm Đông Hà (xã Đông Hiếu) - Một trong những hộ gia đình chịu ảnh hưởng bức xúc: “Nhà báo đến sớm hơn vài hôm thì toàn trông thấy cảnh chúng tôi ai nấy đều đeo khẩu trang suốt ngày. Hai hôm nay, nước phân ngấm hết vào đât, khô cứng lại nên đỡ hôi thối rồi đó. Khách vào nhà chơi cũng không dám ngồi lâu vì ngột ngạt”.
Không chỉ bị nước phân tràn vào vườn như nhà bà Liệng, ông Trần Đức Thuận ở xóm Đông Hà cũng đang rất lo lắng cho cái giếng ngay cạnh “dòng nước phân”. Ông Thuận cho biết: “Mấy hôm trước, ông “to tiếng” với người chở phân nên họ không dám đổ phân ngay sát nhà. Nếu cứ để cho họ đổ ào ào vậy thì chúng tôi chết ngạt luôn rồi”.
Ông Hoàng Đức Mỳ - Xóm trưởng xóm Đông Hà cho hay: Hiện nay xóm đã có 17 hộ thuộc khu vực xóm ngoài của Đông Hà đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc nước phân đổ tràn lan trên các lô đất. Ngoài ra hầu hết người dân trong làng đều chịu chung cảnh hôi thối mỗi lúc có cơn gió. Mặc dù đang mùa đông, nhiệt độ ban đêm có lúc chưa đến 10 độ C nhưng nhiều gia đình phải đóng cửa, trùm kín chăn và bật quạt suốt đêm mà không tài nào ngủ được.
“Nước phân chảy vào hệ thống mương máng, bốc mùi tanh hôi rất khó chịu. Những người già trong làng lo lắng rằng: Thế hệ họ gần đất xa trời rồi không nói làm gì chứ còn các cháu sau này thì làm thế nào khi mà chúng nó đang từng ngày hít thở bầu không khí hôi thối”, ông Mỳ chia sẻ.
Cũng theo xóm trưởng xóm Đông Hà thì: Trước thực trạng ô nhiễm gần đây các buổi họp xóm, người dân đã nhiều lần kiến nghị. Lãnh đạo xã Đông Hiếu cũng đã biết nhưng chưa thấy có hướng khắc phục như thế nào?
Việc đổ phân như thế liệu có đúng? Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hiếu khẳng định: “Công tác chuẩn bị đất để canh tác như vậy là không sai nhưng quy trình sản xuất đó lại có vấn đề. Nếu Công ty xới đất trước và có hệ thống ống dẫn thì nước phân sẽ không bị tràn vào khu vực dân sinh. Mặt khác, lượng nước phân đó đã qua xử lí hay chưa thì chúng tôi không rõ, chỉ thấy mùi hôi thối rất nồng nặc”.
Vậy địa phương đã có biện pháp gì chưa? “Sắp tới chúng tôi sẽ lập biên bản rồi kiến nghị gửi Công ty Cổ phần sữa TH”, ông Trần Văn Hồng nói. Trong khi chờ lãnh đạo xã Đông Hiếu có văn bản xử lý thì ngày lại ngày người dân 4 xóm xã này lại đang bị tra tấn bởi mùi hôi thối của phân gia súc?
Công ty sữa sạch "bắt" dân sống... bẩn?
Phân bò từ Nhà máy sữa TH tập kết tại các hố trên đồi Cù Lăng như những "túi phân" treo lơ lửng khiến người dân bất an ( từ tháng 9/2013)- Ảnh : Văn Duẩn - báo CA Đà Nẵng
Đều đáng nói là đây không phải lần đầu người dân kêu trời về việc Công ty cổ phần sữa TH (TH True Milk) đổ phân bẩn vào đầu dân mà từ tháng 9/2013, báo Công an Đà Nẵng đã có bài điều tra cho biết nhiều ao, hồ, hoa màu, giếng nước của người dân xóm Đông Lâm, (xã Nghĩa Lâm, H. Nghĩa Đàn) bị phân bò của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (Cty sữa TH) trôi xuống lấp tràn ao hồ, hoa màu, khe suối dày đặc.
Theo ông Trần Ngọc Hòa, xóm trưởng xóm Đông Lâm cho biết thì , khoảng 9 giờ ngày 30-9, do ảnh hưởng cơn bão số 10 trời mưa to thì bờ đê hố chứa phân bò từ trên đồi Cù Lăng vỡ khiến hàng chục khối phân bò tuôn ào xuống Khe Cạn. "Phân bò bốc mùi hôi thối, tràn qua ao cá, san lấp lúa, hoa màu của dân và tràn vào nhà dân gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn về tài sản"- ông Hòa bức xúc kể lại. Đây không phải là lần đầu tiên các hố chứa phân của NMS TH vỡ bờ tràn xuống mà trước đây mỗi khi mưa lớn các ao phân này đều tràn xuống lấp hoa màu, ao cá, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.
Cũng theo ông Trần Ngọc Hòa, hiện nay người dân sống quanh trang trại NMS TH không chỉ bị "tra tấn" bởi mùi hôi thối phân bò, mùi thức ăn của bò mà đa số các giếng nước trong các xóm xung quanh các trang trại bò đều bị ô nhiễm nặng. Ông Hòa bức xúc: "Cty sản xuất sữa sạch nhưng lại để người dân phải sống trong ô nhiễm, phân bò trôi ngập ao cá, nước giếng không dám dùng, ô nhiễm không khí vậy làm sao chịu nổi...".
Ông Hòa nói thêm: Người dân ở đây chỉ dùng nước giếng để tắm, giặt, còn nước dùng cho ăn uống phải đi xin ở nơi khác. Dẫn chúng tôi đi thực tế tại các giếng nước ở các xóm, ông Hòa ngao ngán: "Trước đây chưa có trang trại bò sữa đóng trên địa bàn thì giếng nước của các hộ dân ở đây trong vắt, mỗi buổi trưa đi làm về tôi có thể múc nước dưới giếng lên uống không sao. Nhưng vài năm lại đây nước đã chuyển màu và nổi ván.
Người dân 4 xóm Tân Lâm, Đông Lâm, Nghĩa Chính, Cuồn Đá (xã Nghĩa Lâm) và các xóm Sơn Hạ, Sơn Trung (xã Nghĩa Sơn) và làng Bé (xã Nghĩa Yên) nằm gần các trại nuôi bò sữa của Dự án chăn nuôi bò sữa TH phải di dời nhưng đến nay vẫn "dẫm chân tại chỗ". Càng nghiêm trọng hơn, việc lập các hố phân ngay trên đồi Cù Lăng không chỉ gây ô nhiễm trực tiếp đến người dân các xóm Tân Lâm, Đông Lâm mà như một "túi phân" treo lơ lửng đe dọa đến đời sống hàng trăm hộ dân nhưng đến nay vẫn chưa có phương án xử lý. Điều này đã làm người dân mất ăn mất ngủ vì nó có thể vỡ bất cứ lúc nào!
Điều đáng nói là trước sự bức xúc của người dân về việc bị Công ty CP sữa TH “tra tấn” bởi phân gia súc trong những ngày giáp tết, trao đổi với PV báo điện tử Phương Nam thì lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thái Hòa thừa nhận đã biết thông tin nhưng chưa về kiểm tra thực tế và chưa lập văn bản chỉ đạo gửi về xã Đông Hiếu mà mới chỉ nhắc nhở qua điện thoại !
Còn ông Hoàng Mạnh Trinh - phụ trách Phòng kiểm soát ô nhiễm (thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Nghệ An) cho rằng: “Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho người dân trên địa bàn mình đứng chân. Việc đổ phân gia súc bừa bãi của Công ty CP sữa TH là vô trách nhiệm và vi phạm Luật Bảo vệ môi trường”.
Ông Trần Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hiếu thừa nhận: “Sau khi nghe một số thông tin từ người dân, chúng tôi đã đi xuống cơ sở để kiểm tra. Tình trạng ô nhiễm trên không những làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh mà còn đi ngược lại chủ trương xây dựng cảnh quanh môi trường xanh – sạch – đẹp của xã. Hiện đã có 4 xóm chịu ảnh hưởng của phân gia súc. Diện tích đất được đổ phân gia súc mới đây được giao cho Công ty cổ phần sữa TH quản lý. Và chính công ty này đã cho người chở phân về đổ trên những lô đất thuộc địa phận xã Đông Hiếu để chuẩn bị trồng hoa màu. Diện tích bị đổ chừng hơn 300 ha”.
Ý kiến bạn đọc về: TH True Milk có “truyền thống” đổ phân bẩn vào đầu dân?
-
Nhật Tiến (10:14:28 AM 12/02/2014)Sữa bẩn
Về Nghệ An mà coi, Công ty cổ phần sữa TH không đổ phân vào đầu dân mới lạ! Chỉ tội cho ai đang uống sữa của TH True Milk- là góp phần cho hành động hủy hoại môi trường này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.