Di sản xanh » Văn hóa
Vietkings xác lập 5 kỷ lục Việt Nam cho “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đề cử kỷ lục thế giới
(22:28:40 PM 07/11/2015)Tượng đài thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh - Nguồn ảnh: Vietkings
Vào năm 1965, đúng dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, ông đã được Hội đồng hòa bình thế giới tôn vinh. Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 (tháng 11/2013) của UNESCO - Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc chính thức ra nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.
Trong năm 2015, với sự đề cử của Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 5 kỷ lục Việt Nam của “Truyện Kiều”. Với số lượng 26 kỷ lục quốc gia và con số này vẫn chưa dừng lại, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử lên Liên minh Kỷ lục Thế giới xác lập kỷ lục thế giới: “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”.
Nhà nguyên cứu Phạm Đăng Quế -Nguồn ảnh: Vietkings
I. Đề cử kỷ lục Thế giới: Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất
Trong các kiệt tác trên thế giới, chưa thấy có thi phẩm nào như “Truyện Kiều” khi được xác lập 26 kỷ lục quốc gia tại Việt Nam. Đó là các kỷ lục được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập trong 10 năm qua (từ năm 2005 đến nay). Gồm:
1. Tác giả có nhiều sách viết về “Truyện Kiều” nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế - Thời điểm xác lập: 02/02/2005
2. Kim Vân Kiều Tân Truyện - Cuốn sách dài nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Ngô Trần Hải An - Thời điểm xác lập: 02/02/2005.
3. Quyển “Truyện Kiều” viết bằng thư pháp nặng nhất - Kỷ lục gia: Nhà thư pháp Nguyệt Đình - Thời điểm xác lập: 14/8/2005.
4. Vở cải lương “Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng” có thiết kế sân khấu lớn nhất - Kỷ lục gia: Kiến trúc sư Nguyễn Minh Tuấn - Thời điểm xác lập: 22/02/2007.
5.Dàn nhạc trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng) có nhiều nhạc công nổi tiếng nhất - Kỷ lục gia: Nhạc sĩ Trần Vương Thạch và NSƯT Thanh Hải - Thời điểm xác lập: 22/02/2007.
6.Đạo diễn lần đầu tiên sáng tạo kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng) có đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất - Kỷ lục gia: Đạo diễn Hoa Hạ - Thời điểm xác lập: 22/02/2007.
7. “Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng”- Vở cải lương có phục trang nhiều nhất thiết kế cho từng nhân vật - Kỷ lục gia: Nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng - Thời điểm xác lập: 22/02/2007.
8. “Kim Vân Kiều” - Vở cải lương đầu tiên có giá trị đầu tư cao nhất - Đơn vị sở hữu: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - Thời điểm xác lập: 22/2/2007.
9. “Kim Vân Kiều” - Vở cải lương tập trung nghệ sĩ diễn xuất nhiều nhất - Đơn vị sở hữu: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - Thời điểm xác lập: 22/02/2007.
10. Người viết “Truyện Kiều” trên đá cuội đầu tiên ở Việt Nam - Kỷ lục gia: Nguyễn Văn Tân - Thời điểm xác lập: 11/6/2008.
11. Bản hợp xướng viết dựa theo “Truyện Kiều” dài nhất - Kỷ lục gia: Vũ Đình Ân - Thời điểm xác lập: 08/9/2008.
12. Bộ bình phong 6 tấm về “Truyện Kiều” chạm khắc gỗ nghệ thuật - Kỷ lục gia: Kiều Ngọc Hưởng, Nguyễn Đức Duyên - Thời điểm xác lập: 18/12/2010.
13. Người vẽ tranh lụa về “Truyện Kiều” đầy đủ và nhiều tranh nhất - Hoạ sĩ Ngọc Mai - Thời điểm xác lập: 30/10/2011.
14. “Truyện Kiều” - Thi phẩm duy nhất chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới – tạo nên hiện tượng Tập Kiều - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh - Thời điểm xác lập: 15/12/2012.
15. “Truyện Kiều” - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh - Thời điểm xác lập: 15/12/2012
16. “Truyện Kiều” - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh - Thời điểm xác lập: 15/12/2012
17. “Truyện Kiều” - Thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh - Thời điểm xác lập: 15/12/2012
18. “Truyện Kiều” - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hoá Kiều - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh - Thời điểm xác lập: 15/12/2012.
19. "Kiều Nương cửa Phật" - Bài thơ có nhiều cách đọc nhất - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế - Thời điểm xác lập: 21.9.2013.
20. Tác giả nghiên cứu có sách viết về văn hoá Kiều nhiều nhất - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế - Thời điểm xác lập: 21.9.2013.
21. Tác giả nghiên cứu có sách viết về “Truyện Kiều” nhiều nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam) – Thời điểm xác lập: 29/8/2015.
Tác phẩm nguyên cứu của Phạm Đăng Quế -Nguồn ảnh: Vietkings.
Và 5 kỷ lục Việt Nam vừa được xác lập năm 2015 dưới đây.
Hiện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đang gửi hồ sơ đề cử tới Liên mình Kỷ lục Thế giới để xác lập kỷ lục thế giới cho Truyện Kiều trong thời gian tới.
II. Tiếp tục xác lập 5 Kỷ lục Việt Nam cho Truyện Kiều (Nguyễn Du)
1. Thi phẩm đã đưa tác giả lên hàng Danh nhân Văn hoá Thế giới
Tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du hầu hết là thơ ca, rất đa dạng và phong phú: về chữ Hán có Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Tạp Lục; về chữ Nôm ngoài Truyện Kiều còn Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.... Nhưng rõ ràng là phải với “Truyện Kiều” thì văn tài cũng như thiên tài của Nguyễn Du mới bộc lộ đầy đủ và rõ nét nhất. Kiệt tác “Truyện Kiều” đã tạo nên một nền văn hóa với hàng chục loại hình. Với ngòi bút nghệ thuật tuyệt vời của Nguyễn Du đã làm nên giá trị căn bản và trường tồn, đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào việc làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng và mỹ lệ, để tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ có thể sánh với bất kỳ ngôn ngữ hay và đẹp nào trên thế giới. Có thể nói chính “Truyện Kiều” là tác phẩm đã đưa Nguyễn Du trở thành Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hoá thế giới.
2. Quyển truyện thơ duy nhất không viết ra để bói mà được nhân dân dùng để bói, tạo nên hiện tượng Bói Kiều.
Đình Nguyên tiến sĩ Đào Nguyên Phổ năm 1898 đã từng nhận xét: “Sao mà lại có văn hay làm say người đến thế? Còn một điều tôi lấy làm lạ hơn nữa là người đời dùng để bói, thì thấy ứng nghiệm như thần mà xem, tựa linh kinh Quỷ Cốc, là bởi làm sao?... Vì sao “Truyện Kiều” lại có thể làm say mê mọi người đến vậy?”
Những câu thơ Kiều thường có nhiều ẩn dụ nên khi vào trong câu BÓI KIỀU, chúng như những đề án mở để người bói giải thích những linh cảm của mình. Không những chỉ là những đề án mở mà bản thân câu Kiều lại có sự thu hút, mời gọi người mở. Khi gặp được những câu Kiều có sức khái quát cao, người ta thường nghĩ đến số phận của mình và tìm thấy một lời mách bảo như một sự bói toán.
3. Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo “Vịnh Kiều”
Quyển sách tạo nên hiện tượng gọi là VỊNH KIỀU với hàng chục ngàn bài thơ vịnh Kiều đã từng được đăng báo hoặc in sách. Từ các vị vua say mê “Truyện Kiều”như Minh Mệnh, Tự Đức đến các nhà nho như Phạm Quý Thích, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Công Trứ, Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà... Vịnh Kiều chính là làm thơ về Truyện Kiều, về các nhân vật trong truyện hoặc theo diễn biến của từng hồi, từng đoạn trong truyện. Qua đó các tác giả nói lên cảm nghĩ, bày tỏ thái độ với nhân tình thế thái trước một cảnh tình, một nhân vật trong truyện hay trước một thực tế có liên quan. Hiện đã có 5 quyển Thơ Vịnh Kiều với hàng ngàn trang được in ra trong hai thế kỷ qua với mấy ngàn bài đủ thể loại.
4. Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo “Lẩy Kiều”
Trước nhiều tình huống trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp một điều gì muốn nói, người ta thường mượn một đôi câu Kiều cũng như đã mượn những câu ca dao, tục ngữ để diễn đạt, phát biểu lên ý nghĩ của mình. Cách nói ấy vừa gọn lại vừa vui, lắm lúc văn hoa mà thật là hợp cảnh. LẨY KIỀU thực ra là trích dẫn một vài câu trong “Truyện Kiều”để đưa vào câu nói, bài viết của mình cho văn vẻ, lại khéo léo diễn tả được tâm ý của mình chỉ bằng vài chữ hay vài câu Kiều. Không chỉ người dân thường lẩy Kiều, các nhà văn nhà thơ Lẩy Kiều làm tựa đề sách, các nhà chính trị cũng thường xuyên lẩy Kiều để thay lời muốn nói.
5. Tác phẩm tạo ra nhiều câu đố nhất
“Truyện Kiều” càng được đông đảo người đọc say mê thì thuộc Kiều cũng là niềm tự hào của nhiều người. Họ đố nhau xem ai thuộc kỹ cuốn truyện, nghĩa của từng chữ, tình ý của từng câu. Lại còn đố nhau về vị trí của chữ này, số lượng của chữ kia trong toàn bộ Truyện Kiều... Đã có tới hàng trăm câu đố Kiều đủ loại trên sách báo và bốn quyển sách viết về đố Kiều.
Trang bìa Truyện Kiều-Nguồn ảnh: Vietkings
Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du gồm 3254 câu thơ lục bát, dựa theo cốt truyện bằng chữ Hán "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân. “Truyện Kiều” đã chinh phục bao thế hệ công chúng hơn 200 năm qua. Các nhân vật của "Truyện Kiều" đều có một sức sống mãnh liệt. Từ giới chuyên môn đến những người dân bình thường, rất nhiều người thuộc Kiều, tập Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều… "Truyện Kiều" của Việt Nam đã vượt ra ngoài biên giới đến với độc giả nhiều nước trên thế giới.
Với sự đề cử của ông Phạm Đan Quế - Kỷ lục gia, Nhà nghiên cứu về “Truyện Kiều”, trong năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công bố 5 kỷ lục Việt Nam của “Truyện Kiều” đến Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng là nguồn cảm hứng để các kỷ lục gia, đơn vị sở hữu kỷ lục tại Việt Nam thực hiện các đề tài, tác phẩm được công nhận kỷ lục Việt Nam trong hơn 10 năm qua.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vietkings xác lập 5 kỷ lục Việt Nam cho “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đề cử kỷ lục thế giới
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.