Di sản xanh » Văn hóa
Triển lãm- sắp đặt "Chương 2: Chính ngọ"
(19:10:07 PM 04/09/2015)Một tác phẩm tại triển lãm
"Sẽ là lúc Đại Ngọ Thiên khi nào con người ở giữa đường dẫn từ con thú đến Siêu nhân, khi nào con người hành lễ ca tụng con đường dẫn đến buổi hoàng hôn tàn tạ của mình như là nỗi niềm hy vọng mênh mông cao tuyệt nhất của đời mình, vì đấy là con đường dẫn đến một bình minh mới" (Zarathoustra đã nói như thế, Nietzsche).
"Chính Ngọ" vừa là dấu mốc về thời gian vừa là giai đoạn mà nghệ sỹ tự định vị trên con đường sáng tác của mình. Những cuộc phiêu du văn học của cô, giữa triết học và lịch sử, giữa thám hiểm và thuật giả kim, giữa truyền thuyết và tôn thờ đa thần, đã dẫn dắt cô đến với triển lãm "Chương 2: Chính Ngọ" , trong đó cô thể hiện mình qua những bức vẽ, tượng khắc và các sắp đặt để minh họa cho giai đoạn tìm tòi hiện nay của mình. Khán giả cũng sẽ bước vào một kiểu đền thờ thần lạ lẫm nơi giao thoa giữa tâm lý học, nghi thức và thuật giả kim…
Ý tưởng về sắp đặt lần này xuất hiện khi Sandrine Llouquet đến thăm không gian của Trung tâm Văn hóa Pháp – 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Kiến trúc bên trong của trung tâm khiến nghệ sĩ liên tưởng đến một ngôi đền với những cây cột lớn, nơi hiển nhiên luôn tồn tại những biểu tượng sơ khai với các nghi thức thần bí. Từ đó, các tác phẩm là cách thức để cô chia sẻ và khơi gợi cảm thức chung về những vật thờ, và những nghi thức thuộc về tín ngưỡng nguyên thủy. Tiếp xúc với các tác phẩm của Sandrine Llouquet, dù là các bức tranh màu nước khổ nhỏ hay các sắp đặt kích thước lớn, người xem đều được thỏa sức phiêu du giữa các miền đất quen mà lạ. Đó có thể là triết học, tôn giáo và cả những khoảng trống trong dòng tự sự để người xem tham gia, tự tạo nên câu chuyện của riêng mình. Sự lai ghép (hybridizadation) và chuyển hóa (transformation) luôn hiện hữu trong các tác phẩm của cô. Các sự vật, đồ vật quen thuộc của đời sống được đặt vào một không gian khác thường để dệt nên những liên kết mới. Trong môi trường xa lạ ấy, chính trí tưởng tượng của người xem trở thành chất xúc tác để làm nảy nở các mối liên kết bên trong từng tác phẩm và liên kết của cả cấu trúc sắp đặt với không gian triển lãm.
Sinh ra tại Pháp và hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam từ năm 2005, Sandrine Llouquet mang trong mình sự giao thoa của các nền văn hóa. Song song với quá trình tìm tòi và thẩm thấu tri thức của cá nhân cô là sự cọ xát giữa các vật liệu sáng tác và chất liệu văn hóa – cô vẫn so sánh quá trình tự thẩm thấu và cọ xát này với thuật Giả kim. Đâu đó trong mỗi tác phẩm của Sandrine Llouquet, ta lại thấy thấp thoáng bóng hình của những ý niệm triết học, tôn giáo đã hòa quyện trọn vẹn vào trí tưởng tượng của người nghệ sĩ. Ở đó, các ý tưởng đều được phát triển một cách tự nhiên, tự chúng có đời sống riêng mà mỗi người xem sẽ có cách tiếp cận khác nhau.
Sau triển lãm "Chương 1: Nơi tôi dìm con rồng" (Chapitre 1: Where I attempt to drown the Dragon) tại gallery Quỳnh vào tháng 6/2013, triển lãm – Sắp đặt "Chương 2: Chính Ngọ" (Chapitre 2: Midi) tại Trung tâm Văn hóa Pháp là điểm dừng chân tiếp theo của Sandrine Llouquet, trên "con đường dẫn tới một bình minh mới".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.