Di sản xanh » Văn hóa
Triển khai bộ phim sử thi Phật Hoàng Trần Nhân Tông
(21:57:45 PM 03/11/2012)
Phật Hoàng Trần Nhân Tông |
Bộ phim được kỳ vọng sẽ khắc họa một cách chân thực và đầy đủ thân thế, sự nghiệp oai hùng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong một không gian rộng lớn với bối cảnh sinh hoạt của thế kỷ XIII.
Theo kịch bản ban đầu, dự định bộ phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông là phim tài liệu truyền hình 15 tập. Tuy nhiên sau đó, thực hiện phương thức xã hội hóa và huy động được tài trợ nên các đơn vị sản xuất đã xây dựng kịch bản thành 45 tập phim.
Từ đề cương kịch bản chi tiết tạo dựng cốt truyện, hệ thống nhân vật, đoàn làm phim đã bắt tay nghiên cứu, tiến hành thiết kế bối cảnh, phục trang, đạo cụ… khá kỹ lưỡng và chu đáo, với cả một khối lượng công việc khá lớn.
“Chúng tôi không cầu mong điều gì, chỉ mong sao thể hiện được vẻ đẹp, bản sắc của văn hóa và con người Việt, tích tụ thành tinh hoa trong phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông” - Tổng đạo diễn NSƯT Văn Lượng, đồng thời là Giám đốc HFS cho biết.
Để hoàn thiện công tác chuẩn bị và kịch bản để có được một công trình nghệ thuật xứng tầm, các đơn vị sản xuất phim vừa phối hợp các ban, ngành liên quan tổ chức tọa đàm “Hướng tới bộ phim về Phật Hoàng Trần Nhân Tông” tại Khu di tích - danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là vị Hoàng đế thứ 3 triều đại nhà Trần. Ông lên ngôi năm 21 tuổi và đã 2 lần cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Năm 35 tuổi, ông nhường ngôi vua, làm Thái thượng hoàng và năm 41 tuổi chính thức xuất gia tu hành tại chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử (Quảng Ninh), lấy đạo hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà về sau đổi làm Trúc Lâm Đại Đầu Đà, kế thừa Huệ Tuệ Thiền Sư làm tổ thứ 6 của Sơn môn Yên Tử.
Về sau, Trần Nhân Tông đã đổi tên Sơn môn Yên Tử thành Trúc Lâm Thiền phái. Vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất ở Việt Nam được gọi là Phật hoàng. Ngài không chỉ được giới Phật tử tôn thờ mà còn được cả xã hội và lịch sử ghi nhận, tôn vinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.