Di sản xanh » Văn hóa
"Trai đất Tổ nặng tình đất Phú"
(17:56:24 PM 31/01/2013)Th.S; Nhà báo Nguyễn Hoài Sơn
Sinh ra và lớn lên ở huyện Thanh Ba (Phú Thọ), Nguyễn Hoài Sơn cũng như bao bạn cùng trang lứa, tuổi thơ của anh gắn liền với những ngày tháng cắp sách đến trường, những đợt cùng gia đình di tản tránh bom của giặc Mỹ thời chiến tranh, những chiều cùng bạn bè chăn bò, rong duỗi thả diều trên cánh đồng hay những trò chơi cút bắt trong rừng cọ, đồi chè, những đêm trốn học bài để xem hội hát xoan bị bố “đét” mấy roi… Hoài niệm ấy đã khắc vào tâm khảm trong anh.
Chiến tranh biên giới Tây Nam diễn ra, anh lên đường nhập ngũ. Phục viên với những vết thương trên thân thể do tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia gần 5 năm (1978-1983), Nguyễn Hoài Sơn tiếp tục ôn thi và đậu vào Trường đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh niên khóa 1983-1986. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh từ TP Hồ Chí Minh đi tàu ra Tuy Hòa thăm người bà con ở cùng quê Khải Xuân (Thanh Ba-Phú Thọ), sau giải phóng miền Nam theo chồng về sinh sống ở xã Hòa Mỹ Đông (Tây Hòa-Phú Yên). Chuyến đi đó với anh thật nhiều kỷ niệm. Cuối năm 1986, Nguyễn Hoài Sơn quyết định xin về công tác tại huyện Tuy Hòa (cũ).
Thấm thoát đã gần 30 năm gắn bó với miền đất Phú Yên, trong đó có 24 năm công tác trong ngành văn hóa, và là thành viên sáng lập Hội Văn nghệ thuật huyện Tuy Hòa (cũ). Năm 1996 anh đã tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Văn hóa học loại xuất sắc tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội và trong tâm khảm luôn biết ơn sự quan tâm giúp đỡ của mọi người. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Hoài Sơn thực sự xem Phú Yên là quê hương thứ hai của mình và luôn nỗ lực để làm được điều gì đó có ích với miền đất đã cưu mang anh.
Cuối năm 2011, Nguyễn Hoài Sơn ra mắt tác phẩm Di sản văn hóa đá ở Phú Yên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội), đã tạo được ấn tượng rất tốt với giới nghiên cứu và bạn đọc. Đây là sản phẩm của công trình nghiên cứu “Đặc trưng của di sản văn hóa đá ở Phú Yên”, trong đó phần đóng góp quan trọng nhất thuộc về Nguyễn Hoài Sơn. Trước đó, anh đã “trình làng” một số tác phẩm được bạn đọc chú ý như: Truyện cổ Tuy Hòa, Tuy Hòa và môi trường phát triển, Phong tục - Tín ngưỡng dân gian làng biển Đông Tác, Hoành Lâm - làng Việt cổ ven biển, Lễ cưới theo nghi thức truyền thống của người Chăm Hroi ở Phú Yên, Cầu ngư - lễ hội truyền thống đặc sắc ở miền biển Phú Yên, Giữ gìn nét độc đáo của lễ hội Phú Yên…
Những “đứa con tinh thần” của Nguyễn Hoài Sơn
Đầu năm 2013, tập sách Đá Bia huyền ảo của Nguyễn Hoài Sơn được Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành, đã thể hiện năng lực và niềm đam mê nghiên cứu, khám phá của chàng trai đất Tổ về vùng đất Phú Yên. Đọc tác phẩm Đá Bia huyền ảo, tôi mới biết những gì mình hiểu về Đá Bia lâu nay còn quá ít. Tôi thực sự bị cuốn hút bởi các sự tích, truyền thuyết đi liền với những nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam và lịch sử vùng đất Phú Yên được tác giả đề cập trong tác phẩm này. Đá Bia trong tâm thức của người dân Phú Yên, Đá Bia qua các tài liệu ghi chép, hình tượng Đá Bia được khắc họa đậm nét trong truyện kể dân gian, Đá Bia trong những vần thơ, thư tịch dân gian, trong điêu khắc, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh và Đá Bia gắn kết một vùng văn hóa du lịch hấp dẫn gồm: đèo Cả, Vũng Rô, khu bảo tồn thiên nhiên Bắc đèo Cả, mũi Đại Lãnh, núi Hiềm, biển Hồ, đập Hàn, hòn Nưa... với nhiều bãi biển còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ như bãi Xép, bãi Bàng, bãi Tiên, bãi Môn, bãi Gốc... Tạo nên quần thể danh thắng quốc gia núi Đá Bia - Vũng Rô - Bãi Môn - Mũi Điện thật lung linh, huyền ảo, hội tụ đầy đủ yếu tố núi, sông, biển, đảo, chứa đựng nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các loại hình du lịch sinh thái gắn với du lịch biển đảo.
Điều quan trọng đối với người cầm bút chính là cảm xúc về mảnh đất nơi mình sống và làm việc. Với Nguyễn Hoài Sơn, một bài viết ngắn hay những tác phẩm nghiên cứu “dài hơi” đều thấm đẫm những cảm xúc rất thật của anh. Chính điều đó làm người đọc thêm trân trọng và yêu mến tác phẩm của anh. Bút pháp của Nguyễn Hoài Sơn súc tích, sinh động, khiến người đọc không thể bỏ dở nửa chừng khi đọc tác phẩm. Những thông tin, kiến thức trong tác phẩm của anh không phải lúc nào cũng mới nhưng được tiếp cận từ một góc nhìn mới nên tạo được sự mới mẻ, độc đáo. “Tôi đọc khá nhiều tác phẩm của Nguyễn Hoài Sơn, nhất là qua hai tác phẩm gần đây là Di sản văn hóa đá ở Phú Yên và Đá Bia huyền ảo, tôi thấy rất vui khi tác giả viết về Phú Yên bằng cả tấm lòng của mình. Điều đáng quý ở Nguyễn Hoài Sơn là người Phú Thọ, nhưng tình cảm của anh dành cho Phú Yên rất sâu sắc. Một mùa xuân mới đang về, tôi hy vọng Nguyễn Hoài Sơn sẽ thăng hoa hơn nữa trong sáng tác và nghiên cứu” - nhà báo Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Quản lý Báo chí và xuất bản (Sở Thông tin - Truyền thông Phú Yên) chia sẻ.
Nguyễn Hoài Sơn là cái tên đã khá quen thuộc với giới nghiên cứu và báo chí trong tỉnh. Những ai đã đọc tác phẩm của anh hẳn sẽ rất khó quên bởi tính nhân văn thấm đẫm trong tác phẩm. Là một người con của đất Tổ Phú Thọ nhưng lại có duyên nợ với Phú Yên, đam mê viết về Phú Yên, chắc hẳn với anh mọi thứ vẫn còn ở phía trước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.