(Tin Môi Trường) - Thân phận nàng Kiều từng 3 lần được lấy cảm xúc, phóng tác trên màn ảnh rộng nhưng chưa phim nào thành công như mong đợi
Phim "Kiều" do Mai Thu Huyền đạo diễn không chinh phục được khán giả, doanh thu không như mong đợi. Dù có tâm huyết nhưng phim vẫn thất bại như 2 tác phẩm về Kiều trước đó.
Thua lỗ nặng nề
"Kiều" của Mai Thu Huyền chính thức ra rạp từ ngày 9-4 nhưng theo Box Office Việt Nam (trang thống kê phòng vé độc lập với sai số nhỏ), tính đến chiều 21-4,
phim chỉ thu được hơn 2,6 tỉ đồng. Nhìn vào số doanh thu,
phim khó có thể hòa vốn. Dù chưa công bố con số kinh phí chi tiết nhưng đạo diễn Mai Thu Huyền từng chia sẻ "Kiều" được đầu tư gấp 2-3 lần các
phim thông thường khác, như thế việc hòa vốn cần doanh thu 100 tỉ đồng và điều này bất khả thi.
Phim “Kiều” của Mai Thu Huyền. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
"Kiều" là tác phẩm lấy cảm hứng từ "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du và được làm theo thể loại kỳ ảo, không theo bản gốc để dễ phần sáng tạo. Nội dung
phim khắc họa một lát cắt nhỏ trong cuộc đời 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều, xoáy vào chuyện tình tay ba giữa Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư. Phim đầu tư nhiều vào bối cảnh nhưng có không ít tình tiết chưa thuyết phục ở kịch bản, phần diễn xuất cũng chưa đủ tốt. Ngay khi ra rạp,
phim bị chê nhiều hơn khen, không tạo được hiệu ứng truyền thông lẫn truyền miệng.
Trước "Kiều" của Mai Thu Huyền,
phim "Kiều@" của đạo diễn Đỗ Thành An cũng bị xem là "thảm họa" điện ảnh. Tác phẩm này được quảng bá là xây dựng cảm xúc từ "Truyện Kiều" và một phần ý tưởng từ vở cải lương "Nửa đời hương phấn". Tuy nhiên, khán giả lại cho rằng
phim chỉ "mượn danh" của "Truyện Kiều" để quảng bá còn nội dung nghiêng về câu chuyện "Nửa đời hương phấn".
Trước 2
phim này,
Kiều từng được đưa lên màn ảnh
rộng với bối cảnh hiện đại là
phim "Sài Gòn nhật thực" do đạo diễn Việt kiều Pháp Othello Khánh thực hiện. Thế nhưng, tác phẩm cải biên này hoàn toàn gây thất vọng với khán giả lẫn giới chuyên môn và cũng không thành công doanh thu. "Sài Gòn nhật thực" nhiều sạn, tình tiết ngây ngô, ngôn ngữ lộn xộn, nhiều lệch lạc, khiên cưỡng.
Ba lần nàng
Kiều lên màn ảnh
rộng là 3 lần thất bại dù giữ bối cảnh cổ trang hay cải biên sang bối cảnh hiện đại. Nhiều người trong giới cho rằng nguyên nhân vẫn là các
phim này chưa có được một kịch bản đủ sức thuyết phục công chúng, chưa đủ sức tải được toàn bộ bi kịch trong cuộc đời
Kiều một cách trọn vẹn. "Một kịch bản thuyết phục vẫn là mấu chốt trong tác phẩm điện ảnh, bất kể đó là kịch bản gốc, kịch bản chuyển thể, lấy cảm hứng, lấy cảm xúc hay dã sử… Nếu không có câu chuyện đủ sức khiến khán giả khóc, cười cùng nhân vật thì rất khó để có thể mang đến thành công" - nhà biên kịch Thanh Hương nhận xét.
Có tâm nhưng chưa đủ tầm
Cả 3 phim: "Kiều", "Kiều @", "Sài Gòn nhật thực" đều tập trung quảng bá đây là tác phẩm cảm hứng, phóng tác hoặc được xây dựng cảm xúc từ "Truyện Kiều". Có thể hiểu đây là các nhà làm
phim muốn nương nhờ ánh hào quang từ tác phẩm gốc để thu hút sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, với trường hợp của "Truyện Kiều", việc nhắc đi nhắc lại mối liên hệ mật thiết giữa
phim và tác phẩm gốc càng khiến tác phẩm phái sinh chịu sự soi xét nhiều hơn. Đặc biệt,
phim "Kiều" và "Kiều @" còn sử dụng cả tên
Kiều để đặt tựa
phim mà không đổi hẳn như "Sài Gòn nhật thực" càng khiến khán giả nghĩ rằng sẽ được thưởng thức một
Kiều giống với bản gốc nhất.
Hẳn nhiên, khi họ thấy sự khác biệt quá xa so với những gì đã nghĩ thì phản ứng trái chiều là tất yếu. Tất cả nhà làm
phim nỗ lực mang
Kiều lên màn ảnh
rộng đều tâm huyết, đầu tư hết mình nhưng rõ ràng chưa đủ tầm để chinh phục khán giả. Với "Sài Gòn nhật thực", hình ảnh nàng
Kiều quá xa lạ so với cách nghĩ của khán giả. "Kiều @" cũng đi vào vết xe đổ khi chọn bối cảnh hiện đại nhưng cách kể lại thiếu hẳn hơi thở cuộc sống. Còn
phim "Kiều" thì lại có nhiều chi tiết vô lý, chưa làm nổi bật được số phận bi thương lẫn tài hoa của Thúy Kiều. Việc thay đổi hình ảnh Thúc Sinh so với nguyên tác và biến Hoạn Thư từ một người quyết đoán, mạnh mẽ thành tiểu thư ủy mị, si tình càng khiến người xem khó chấp nhận.
"Khán giả Việt có quan điểm riêng với những tác phẩm kinh điển như "Truyện Kiều" - tác phẩm mà hầu như người Việt nào cũng biết đến, hiểu rõ số phận nàng
Kiều thế nào. Những gì quen thuộc thường rất khó để đưa lên màn ảnh
rộng trọn vẹn" - đạo diễn kiêm biên kịch Kay Nguyễn nêu ý kiến và dẫn chứng sở dĩ
phim "Mắt biếc" lấy được lòng công chúng là do đạo diễn Victor Vũ đã phải nỗ lực tìm kiếm 2 diễn viên chính đóng vai Ngạn và Hà Lan giống với miêu tả của Nguyễn Nhật Ánh nhất. Phim có sự sáng tạo nhỏ nhưng cũng không đi quá xa nguyên tác và gặt hái thành công. Ngay từ khi tạo hình Ngạn và Hà Lan tung ra đã nhận được khen ngợi từ công chúng. Trong khi đó, từ khi "Kiều" quảng bá diễn viên chính và tạo hình đã nhận ngay ý kiến trái chiều bởi 2 luồng khen chê khác nhau về nữ diễn viên thủ vai người đẹp mà Nguyễn Du miêu tả.
Để có được thành công ở thị trường
điện ảnh Việt non trẻ, chưa có
phim trường chuyên nghiệp, khán giả chưa có nhiều tác phẩm chuyển thể, phóng tác, lấy cảm hứng… để xem thì cần phải có những nhà làm
phim vừa có tâm lại vừa có tầm để tạo được một câu chuyện thuyết phục khán giả, một kịch bản ấn tượng. Khi đó, những nàng
Kiều màn ảnh mới không phải chịu cảnh gây tranh cãi với những lời chê nhiều hơn khen như vừa qua.
Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh nhận định phim “Kiều” của đạo diễn Mai Thu Huyền được thực hiện tâm huyết nhưng mang đến cảm giác chỉ mới đi từ bên ngoài vào chứ không phải từ bên trong ra. Một tác phẩm phái sinh theo kiểu kỳ ảo thì không thể bê nguyên bản gốc. Minh họa bản gốc nhưng sáng tạo phải đúng chỗ, phải có sự hiểu biết nhiều hơn về văn học, nếu không sẽ khó chinh phục khán giả.