Di sản xanh » Văn hóa
Tạo thuận lợi cho việc xây dựng hồ sơ Bài Chòi trình UNESCO công nhận
(15:14:16 PM 09/09/2014)Ảnh: TL
Trong số 19 di sản phi vật thể vừa được công nhận có nghệ thuật Bài Chòi của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, góp phần tạo thuận lợi cho việc xây dựng hồ sơ hồ sơ “Tục chơi Bài Chòi mùa xuân của người Việt” sẽ được gửi tới trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc xây dựng hồ sơ quốc gia về nghệ thuật Bài Chòi dân gian hiện nay đã được giao cho Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp thực hiện. Theo đó, các đơn vị phải hoàn thành hồ sơ để Việt Nam trình UNESCO trước ngày 31/3/2015. Phạm vi thực hiện hồ sơ quốc gia Bài Chòi gồm 11 tỉnh, thành phố miền Trung từ Quảng Bình tới Bình Thuận (không bao gồm Tây Nguyên), gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi tới các tỉnh, thành phố yêu cầu cử lãnh đạo UBND tham gia ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ; các Sở phối hợp với Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) thực hiện kiểm kê di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn.
Theo Giáo sư Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Cố vấn Hội đồng xây dựng hồ sơ di sản của nghệ thuật Bài Chòi: Bài Chòi là một sản phẩm văn hóa độc đáo của vùng đất Trung Bộ, một trong những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm chất sân khấu nhỏ, đầy tính ngẫu hứng, được nhiều người dân vùng nông thôn tham gia. "Rủ nhau đi đánh bài chòi. Để con nó khóc mà lòi rốn ra", câu ca dao này đã cho thấy, bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân vùng duyên hải miền Trung.
Giáo sư Hoàng Chương cũng cho biết: Hội Bài Chòi luôn được người dân miền Trung đưa vào hàng đầu danh sách những trò chơi lễ hội Xuân tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Mỗi khi có hội chơi bài chòi là người dân trong vùng lại nô nức kéo nhau đến tham gia. Và hô bài chòi cũng là thể loại dân ca độc đáo của người dân khu vực Nam Trung Bộ. Bên cạnh những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, hát bài chòi còn mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người... thông qua những câu hô hát (còn gọi là câu Thai). Thông qua nội dung của những câu hát, ta có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng... Không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang đậm tính giáo dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống cao đẹp, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn. Các giá trị văn hóa, ý nghĩa nhân văn, giáo dục sâu sắc của loại hình nghệ thuật này là giá trị dân gian đặc biệt, gắn với đời sống người dân và cũng chính là những giá trị độc đáo, đặc sắc cần làm nổi bật trong hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong nhiều thế kỷ qua, nghệ thuật Bài Chòi đã dần trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương loại hình nghệ thuật này đã dần mai một, chỉ còn Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa vẫn còn lưu giữ; đặc biệt, Bình Định là địa phương thực hiện khá tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của bài chòi. Bài Chòi cũng đã có những bước phát triển chuyên nghiệp nhưng lại mất đi tính dân gian. Việc đào tạo đội ngũ nghệ nhân kế cận hát Bài Chòi khá là khó khăn bởi lớp trẻ ngày nay đã không còn nhiều người thích hát dân gian như trước. Dịp Quốc khánh vừa qua, tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam đã lần đầu tổ chức hội thi hát Bài Chòi phục vụ khách du lịch tham quan. Đây là lần đầu tiên kể từ sau năm 1975 đến nay, hội thi hát Bài chòi được Thành phố tổ chức. Cũng tại Hội An, từ những năm 90 thế kỷ trước đã duy trì hội chơi Bài Chòi ở cơ sở, từ khi Phố cổ Hội An được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới, trò chơi này được phục hồi, phục vụ du khách hàng tuần, hàng tháng và vào các "Đêm Phố cổ"..
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.